Phó giáo sư tuổi Thìn nhận "bão" giải thưởng, giải lớn nhất là... vợ đẻ
(Dân trí) - Chỉ riêng trong năm 2023, PGS.TS Lê Thanh Long, Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã giành hàng loạt giải thưởng. Giải lớn nhất với anh là... vợ đẻ, đưa mình lên vị trí lần đầu làm cha.
Chọn trở về nước
Phải nói, năm 2023 là năm nhận "bão" giải thưởng của PGS.TS Lê Thanh Long (SN 1988), giảng viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM.
TS Lê Thanh Long nhận giải thưởng Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2023 (Ảnh: Thành Đoàn TPHCM).
Chỉ trong một thời gian ngắn, anh nhận giải thưởng Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM, Cán bộ trẻ tiêu biểu điển hình Đại học Quốc gia TPHCM, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII.
Chưa dừng lại ở đó, 2023 là năm vô cùng đặc biệt khi nam giảng viên được công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư từ Hội đồng giáo sư Nhà nước.
Trước đó, vào năm 2022, TS Lê Thanh Long nhận giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả cầu vàng.
Tính đến nay, TS Long đã có 35 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học, tham gia hội thảo khoa học quốc tế uy tín; 16 bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học trong nước, chủ trì một đề tài cấp Quốc gia (Nafostes) và chủ nhiệm một đề tài cấp Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, một đề tài cấp Đại học Quốc gia; 2 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt yêu cầu…
Trong năm 2022-2023, TS Lê Thanh Long có 5 sáng kiến cấp cơ sở được công nhận; nghiệm thu thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM với sản phẩm Phòng áp lực âm. Sản phẩm này có ý nghĩa thiết thực trong việc chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Sinh ra và lớn lên ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, sau khi tốt nghiệp chuyên Toán, Trường THPT chuyên Hùng Vương, anh Long đỗ vào khoa cơ khí, Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Đến năm 2011, sau khi hoàn thành chương trình đại học, anh đã có thời gian 5 năm hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành kỹ thuật cơ khí tại Trường Đại học Quốc lập Trung ương Đài Loan (NCU, Đài Loan, TQ).
TS Lê Thanh Long (áo đen, giữa) trong lễ bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư của trường (Ảnh: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM).
Anh từng giành giải nhất lĩnh vực cơ khí, nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam xuất sắc tại Đài Loan vào năm 2016. Với những thành tích, năng lực học tập và nghiên cứu khi làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan, anh Long chia sẻ, đã có giai đoạn, bản thân từng đắn đo, cân nhắc giữa việc ở lại hay quay về Việt Nam.
Cuối cùng, anh chọn trở về nước làm việc tại ngôi trường mình đã gắn bó thời sinh viên. Bên cạnh khát vọng muốn được đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước, điều quan trọng với anh là được sống gần gia đình, người thân.
Giải thưởng lớn nhất là "lần đầu làm bố"
Dù rằng nhận hàng loạt giải thưởng chỉ trong thời gian ngắn, PGS.TS Lê Thanh Long bày tỏ, giải lớn nhất trong năm 2023 của anh là... vợ sinh con, đưa anh lên vị trí "lần đầu được làm bố" thiêng liêng trong cuộc đời.
Vợ chồng Tiến sĩ Lê Thanh Long cùng là giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM, bén duyên trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan (Ảnh: FBNV).
Như một cơ duyên, ngày vợ lên bàn sinh cũng là thời điểm anh chính thức được công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư. Với anh, đây như là một món quà của bố chào đón con đến với cuộc đời.
Bởi vậy, trong lễ bổ nhiệm Phó giáo sư, anh cùng vợ bế con nhỏ mới hai tháng tuổi theo, lên nhận bổ nhiệm cùng bố ghi dấu khoảnh khắc của con, của mình, của gia đình.
Vợ anh cũng là đồng nghiệp giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Anh chị quen nhau và bén duyên trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan.
Trong vai trò một người chồng, TS Lê Thanh Long cho hay, từ khi lấy vợ, nhân sinh quan của anh đã thay đổi nhiều. Cho đến khi có con, anh thừa nhận làm bố là việc khó nhất, khó hơn cả việc làm nghiên cứu, giảng dạy, hướng nghiệp.
Anh phải học từ đầu những việc cho con bú sữa, thay tã, tắm rửa. Anh nhận thấy giữa học và thực hành trong việc chăm con... là khoảng cách vời vợi. Thời điểm con vừa chào đời, có nhiều việc của con, anh chỉ được đọc sách, học lý thuyết chứ không được làm ngay.
Việc làm chồng, làm bố không phải là rào cản mà điều này trao thêm động lực, nhắc nhở anh phải cố gắng hơn nhiều hơn trong việc nuôi dạy con, chăm sóc gia đình cũng như cần có tránh nhiệm hơn với công việc, cộng đồng.
TS Lê Thanh Long cùng vợ và con nhỏ 2 tháng tuổi trong lễ bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư (Ảnh: Hoài Nam).
Thời điểm cuối năm, đầu năm, bên cạnh thời gian cùng gia đình, anh cùng nhóm nghiên cứu đang miệt mài với dự án mới về robot ứng dụng trong lĩnh vực y tế và thành phố thông minh.
Anh tiết lộ, các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) được nhóm nghiên cứu đưa vào robot để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực y tế, ví dụ như thủ tục để tiếp nhận bệnh nhân. Robot có thể di chuyển, tương tác với con người tùy nhu cầu, mục đích sử dụng, thay thế hoàn toàn con người ở khu vực tiền sảnh, lễ tân.
Nhóm nghiên cứu lên kế hoạch sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2024 để cung cấp cho các đơn vị như bệnh viện, công ty.
Với PGS.TS lê Thanh Long, làm nghiên cứu cũng như... làm bố, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Các công trình nghiên cứu phải giải quyết được những vấn đề mang tính cấp bách của xã hội và có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Đăng thảo luận
2024-12-23 17:25:31 · 来自210.26.192.199回复
2024-12-23 17:35:37 · 来自123.232.45.16回复
2024-12-23 17:45:34 · 来自182.90.168.163回复
2024-12-23 17:55:00 · 来自139.196.187.79回复
2024-12-23 18:05:14 · 来自61.235.69.224回复
2024-12-31 19:25:28 · 来自139.207.217.23回复
2024-12-31 19:35:25 · 来自106.84.103.15回复
2024-12-31 19:45:25 · 来自106.87.49.82回复
2024-12-31 19:55:25 · 来自139.211.56.247回复
p>
2024-12-31 20:05:26 · 来自171.15.63.220回复
2024-12-31 20:15:31 · 来自182.91.244.8回复
2024-12-31 20:25:30 · 来自171.8.104.232回复
2024-12-31 20:35:23 · 来自182.83.180.87回复
2024-12-31 20:45:21 · 来自123.234.247.10回复