Ghi nhận của PV Dân Việt, khu đất 419 Lê Hồng Phong rộng hàng nghìn mét vuông, giáp 3 mặt đường Lê Hồng Phong, Vĩnh Viễn và Trần Nhân Tôn (quận 10, TP.HCM).
Bên ngoài khu đất, nhiều hộ dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán cây cảnh, chậu hoa, quán ăn…
Khu đất 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, TP.HCM. Ảnh: D.B
Sau thời gian dài trở thành nơi phóng uế bừa bãi, tập kết rác…, nơi đây đang được lượng chức năng treo bảng cảnh báo.
Bên trong khu đất, các toà nhà cũ kỹ, xuống cấp. Một phần khu đất đang được sử dụng làm kho hàng, xe cộ tấp nập vận chuyển hàng hóa ra vào.
Kho hàng bên trong khu đất 419 Lê Hồng Phong. Ảnh: D.B
Khu đất 419 Lê Hồng Phong có diện tích khoảng 11.000 mét vuông, được Nhà nước giao cho Công ty cổ phần giáo dục G Sài Gòn thuê từ năm 2000 để làm văn phòng, nhà kho và nhà xưởng.
Năm 2007, UBND TP.HCM chấp thuận cho công ty này tiếp tục sử dụng đất đến hết ngày 31/12/2020.
Lực lượng chức năng treo bảng cảnh báo. Ảnh: D.B
Đến năm 2021, TP.HCM chính thức có quyết định thu hồi và không gia hạn cho thuê khu đất này. Tuy nhiên đến nay, Công ty cổ phần Giày Sài Gòn (nay là Công ty cổ phần giáo dục G Sài Gòn) vẫn không giao trả khu đất 419 Lê Hồng Phong lại cho TP.HCM.
Nhiều hộ dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán. Ảnh: D.B
Mới đây, UBND quận 10 đã gửi văn bản đề xuất UBND TP.HCM thống nhất cưỡng chế di dời người và tài sản ra khỏi khu "đất vàng" 419 Lê Hồng Phong từ ngày 9/9 và hoàn thành trong tháng 9/2024.
Theo đó, khu đất trên thuộc chỉ tiêu xây dựng mới trường THCS theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 10 nhiệm kỳ 2020-2025.
UBND quận 10 đề xuất UBND TP.HCM thống nhất cưỡng chế di dời người và tài sản ra khỏi khu "đất vàng" 419 Lê Hồng Phong từ ngày 9/9 và hoàn thành trong tháng 9/2024. Ảnh: D.B
UBND quận 10 cho biết đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phải sớm thu hồi tại thực địa. Địa phương này cũng đề xuất Sở KH-ĐT đăng ký kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 với số vốn 50 tỷ đồng để chuẩn bị xây dựng trường lớp.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận