Kiểm soát nguồn phát sinh
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, hiện tỉnh Bắc Giang có các nguồn phát thải lớn, gồm 6 KCN và 35 CCN đang hoạt động và triển khai thu hút đầu tư; 17 đô thị, 3 thị trấn hiện hữu, 27 làng nghề truyền thống được công nhận, một số cơ sở, nhà máy sản xuất lớn. Thời gian qua, việc kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải đã được các cơ sở, nhà máy quan tâm thực hiện.
Tỉ lệ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (CCN), làng nghề có hệ thống nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Tỉ lệ nước thải đô thị, nước thải nông thôn được thu gom, tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; đồng thời tỉ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trạm quan trắc tự động, liên tục, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang theo quy định.
Các Khu công nghiệp trong tỉnh Bắc Giang đang hoạt động đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Các Khu công nghiệp trong tỉnh Bắc Giang đang hoạt động đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT, quy mô công suất đều đáp ứng việc thu gom, xử lý nước thải phát sinh của các doanh nghiệp thứ cấp.
Toàn tỉnh Bắc Giang có 27 làng nghề được công nhận, trong đó có 8 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, 12 làng nghề thủ công mỹ nghệ, 4 làng nghề làm đồ gia dụng, 1 làng nghề vận tải đường sông và 2 làng nghề sinh vật cảnh. Có 23/27 làng nghề (đạt 85,2%) có phương án bảo vệ môi trường làng nghề được phê duyệt; 4/27 làng nghề có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
Thành phố Bắc Giang đã đầu tư hoàn thành hệ thống xử lý nước thải với công suất 20.000m3/ngày đêm, vận hành ổn định thu gom xử lý nước thải cho thành phố (đạt tỷ lệ 72,9 %). Tại các thị trấn trong tỉnh Bắc Giang có 6 khu dân cư, khu đô thị đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp lắp trạm quan trắc tự động.
Nước thải sinh hoạt được các hộ gia đình trong tỉnh Bắc Giang thu gom bằng bể tự hoại; nước thải chăn nuôi được thu gom bằng bể biogas xử lý trước khi thải ra môi trường. Nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ một số cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu gom, xử lý nước thải phát sinh.
Đến nay, có 28 doanh nghiệp thuộc đối tượng lắp trạm quan trắc tự động (đạt 100%) đã thực hiện việc lắp đặt và truyền số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, với tổng số 65 trạm quan trắc tự động (trong đó có 44 trạm khí thải và 21 trạm nước thải).
Huy động nhiều nguồn lực bảo vệ môi trường
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý chất thải. Sau hơn 3 năm thực hiện chỉ thị 17 và 2 năm thực hiện KL-99 của BTV Tỉnh ủy Bắc Giang về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý triệt để rác thải ra môi trường, hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến rõ rệt và đạt được kết quả tích cực.
Nhiều cơ chế, chính sách về phân loại, thu gom, xử lý rác thải được ban hành kịp thời và đang phát huy hiệu quả như UBND tỉnh phê duyệt "Đề án Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định. Mạng lưới thu gom, vận chuyển đã được hình thành, củng cố, hoạt động nề nếp, chuyên nghiệp hơn (100% các địa phương đã có đơn vị VSMT chuyên trách).
Thành phố Bắc Giang được đã đầu tư hoàn thành hệ thống xử lý nước thải.Hạ tầng xử lý RTSH được tỉnh Bắc Giang quan tâm cải tạo, đầu tư mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu xử lý rác của các địa phương. Toàn tỉnh có 66 cơ sở xử lý CTRSH bằng đốt và chôn lấp hợp vệ sinh (có 3 khu xử lý chôn lấp hợp vệ sinh là Bích Động- huyện Việt Yên, Tam Tiến- Yên Thế và Đa Mai- thành phố Bắc Giang; có 79 lò đốt công nghệ; một số khu xử lý quy mô cụm xã như Nham Biền- Yên Dũng công suất 60 tấn/ngày; Nhà máy xử lý Cai Lé- Lục Ngạn, công suất 100 tấn/ngày; Khu 16 xử lý Bích Động, Thượng Lan- Việt Yên).
Tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy xử lý rác phát điện công suất xử lý 750 tấn/ngày, chủ đầu tư đã thực hiện thẩm định công nghệ, hiện đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết và đánh giá tác động môi trường. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh là 940 tấn/ngày, trong đó thu gom 887,6 tấn/ngày (đạt 94,4%), xử lý 836 tấn/ngày (đạt 94,2%, trong đó xử lý hợp vệ sinh đạt 85,7%).
Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, địa bàn tỉnh Bắc Giang có tổng khối lượng phát sinh khoảng 1.049 tấn/ngày (382.899 tấn/năm), trong đó khối lượng chất thải được thu gom để tái sử dụng, tái chế khoảng 593,5 tấn/ngày (216.628 tấn/năm); khối lượng chất thải được tiêu hủy khoảng 455,5 tấn/ngày (166.258 tấn/năm).
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và tái chế phế liệu của Công ty cổ phần xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình; ngoài ra còn có các doanh nghiệp thực hiện tái chế phế liệu, chất thải (cơ sở tái chế thép, sản xuất bao bì nhựa, sản xuất giấy, sản xuất gạch không nung).
Tỉnh Bắc Giang đánh giá, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường. Việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện quy định pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện kịp thời và phát huy được hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phòng ngừa, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường được chú trọng; đầu tư cho công tác BVMT được quan tâm hơn, đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội. Những vấn đề bức xúc, điểm nóng về môi trường từng bước được kiểm soát và tập trung giải quyết.
Xem nhiềuXã hội
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng nhiều lãnh đạo viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thế giới
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam
Xã hội
Sáp nhập huyện, xã 13 tỉnh: Có 3 huyện, 67 xã đề nghị không sắp xếp do yếu tố đặc thù
Xã hội
Ông Hoàng Đăng Cương được bổ nhiệm Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình
Xã hội
Đăng thảo luận