Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ chủ chốt trong thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Việt Nam trong năm 2024.
Cùng với đó là blockchain (chuỗi khối), bigdata (dữ liệu lớn) và IoT (Internet vạn vật).Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tìm kiếm và đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các ngành, lĩnh vực.
Ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Chiến lược này kết hợp cùng Luật Công nghệ cao 2008 đã trở thành khung pháp lý giúp Việt Nam thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cần được nghiên cứu và triển khai trên cơ sở có đầy đủ các quy định và chính sách cụ thể liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cũng như sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong các hoạt động phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Từ nguồn nhân lực thiếu…
Trong những năm gần đây, nhiều mô hình về trí tuệ nhân tạo do Việt Nam phát triển như PhoGPT, VinBrain, LovinBot hay FPT AIMentor…
Ông Đặng Hữu Sơn, đồng sáng lập LovinBot trí tuệ nhân tạo, Phó Chủ tịch Liên minh phát triển nguồn nhân lực số Việt Nam (AIID) cho biết: "Riêng tại Việt Nam, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tạo sinh dự kiến sẽ đóng góp cho nền kinh tế số tới 14.000 tỉ đồng vào năm 2030."
Ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, trí tuệ nhân tạo không chỉ là công cụ hữu ích mà còn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và tồn tại của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, cần đối mặt với nhiều thách thức, nhất là vấn đề nguồn nhân lực và việc phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện nay, nhân lực làm việc được trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo còn rất thiếu.
Đăng thảo luận