Tuyến đường rẽ vào khu dân cư ngay trước trạm BOT.
Khổ vì xe né trạm
Nhiều người dân sống ở khu dân cư xung quanh trạm BOT Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) phản ánh họ "chịu hết nổi" với cảnh xe né trạm ầm ầm chạy quanh khu dân cư y như ngoài mặt đường quốc lộ.
Lượng xe lưu thông quá lớn, có cả xe khách, xe tải đi trên đường dân sinh, nhất là vào ban đêm khiến người dân bất an.
“Đường trong khu dân cư mà xe lớn, xe nhỏ đi rầm rầm suốt ngày đêm. Xe con còn đỡ, xe tải cũng đi vào không chỉ gây khói bụi, ồn ào mà còn rất nguy hiểm, nhà có con nít nên càng lo. Mới hôm rồi xe tải tông thẳng vào tủ bán bánh mì, may không có ai bị làm sao. Có biển cấm phía ngoài đó nhưng xe vẫn đi vào ầm ầm” bà Trần Hồ Lan Xuân, ở khu dân cư DHTC cho biết.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (thôn Thanh Quýt 3, phường Điện Thắng Trung) phản ánh "chịu hết nổi" cảnh sống trong khu dân cư mà ồn ào, tai nạn, nguy hiểm rình rập không khác quốc lộ.
“Xóm này toàn con nít mà cả xe con, xe tải chạy vào rầm rầm bất kể giờ giấc. Chịu không nổi! Để đảm bảo an toàn cho con cháu, bà con có lúc dựng vật cản để xe tránh đường khác, nhưng cũng không giải quyết cơ bản vấn đề. Chính quyền phải có biện pháp ngăn xe lớn vào đường dân sinh chứ dân chúng tôi chịu không nổi nữa. Tôi nghe nói đang nghiên cứu phương án làm barie ngăn bớt xe, nếu vậy tôi đồng ý cả hai tay”, chị Hiền nói.
Theo lãnh đạo phường Điện Thắng Trung, thực tế việc nhiều xe vì né trạm BOT, đi vòng vào khu dân cư làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây mất an toàn nhất là thời điểm đưa đón trẻ đến trường. Lượng xe tải đi lại nhiều cũng làm đường sá hư hỏng.
Theo người dân, dù đường cắm biển cấm nhưng xe vẫn cố đi vào nhất là ban đêm.
“Không biết bao nhiêu cuộc họp về các vấn đề liên quan đến khó khăn của trạm BOT này, tuy nhiên vẫn chưa đến hồi kết. Mới đây, lãnh đạo thị xã Điện Bàn có chỉ đạo phường phối hợp tiến hành khảo sát, và lấy ý kiến người dân về đề xuất dựng barie hạn chế chiều cao, ngăn xe tải trọng vào. Chúng tôi mới nắm tinh thần chỉ đạo là vậy, nhưng cũng phải chờ phương án cụ thể của doanh nghiệp thế nào mới nghiên cứu phối hợp”, lãnh đạo phường Điện Thắng Trung cho hay.
Tuyến đường ĐH 15 nằm ngay bên hông UBND phường Điện Thắng Trung, chỉ cách trạm BOT vài trăm mét vô tình tạo điều kiện thuận lợi để xe rẽ vào né trạm. Lỗ nặng, bể phương án tài chính, chủ đầu tư BOT Điện Thắng Trung là Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 545 liên tục gửi văn bản đến các cơ quan chức năng đề xuất giải pháp tuy nhiên nhiều năm vẫn chưa có hồi kết.
Mới đây chủ đầu tư BOT này đề xuất giải pháp lập barie hạn chế chiều cao vào đường dân sinh nhằm hạn chế xe né trạm.
Công ty 545 cho biết nhằm hạn chế tình trạng xe có tải trọng lớn và xe khách trên 16 chỗ và xe trên 30 chỗ đi vào các đường dân sinh như ĐH5.DB, ĐH6.ĐB, ĐH15.ĐB..., UBND thị xã Điện Bàn đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị thực hiện cắm các biển báo cấm và Công an thị xã đã cử Đội CSGT tuần tra, hướng dẫn và xử lý các trường hợp vi phạm trên các tuyến đường đã đặt biển cấm.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn thường xuyên xảy ra trường hợp các xe có tải trọng lớn và xe khách trên 16 chỗ chạy vào các đường dân sinh để vòng né trạm thu phí bất kể ngày, đêm khi không có lực lượng chức năng tuần tra.
Trạm BOT Điện Thắng Trung.
Lãnh đạo TX Điện Bàn: Đề xuất chính đáng nhưng phải hài hòa lợi ích, đúng quy định
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, đang chỉ đạo các lực lượng liên quan rà soát các quy định và lấy ý kiến người dân trước kiến nghị của doanh về việc lắp đặt barie hạn chế xe vào khu dân cư để tránh trạm BOT.
Theo ông Hà, dù các đường dân sinh này đã cắm biển cấm và lực lượng chức năng cũng theo dõi, xử phạt gắt gao nhưng vẫn có tình trạng xe đi vào khu dân cư để né trạm.
“Thực tế tình trạng xe né trạm BOT gây thiệt hại cho doanh nghiệp do đó họ đề xuất là chính đáng. Tuy nhiên phía địa phương phải rà soát lại các quy định, lấy ý kiến người dân để đảm bảo làm sao lợi ích hài hòa và đúng quy định pháp luật”, ông Hà nói.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, và từ thực tế để xem xét để chốt chọn giải pháp. Theo ông Hà, sau khi doanh nghiệp có văn bản đề xuất thì tỉnh yêu cầu thị xã kiểm tra giải quyết. Theo đó, mời ngành chức năng, địa phương làm việc trao đổi các vấn đề liên quan quy định có cho lắp đặt barie hạn chế chiều cao không, nếu lắp thì lắp trong trường hợp nào, lắp theo hình thức gì, ai đứng ra lắp.
“Lãnh đạo thị xã giao quản lý đô thị cùng với công an và các lực lượng tiến hành khảo sát lại để báo cáo. Doanh nghiệp họ bỏ ra số tiền lớn để đầu tư đường sá cho dân đi, nếu không thu được để bù đắp khoản vay lãi và vốn nên họ ý kiến là chính đáng. Tuy nhiên chính quyền cũng phải giải quyết trên cơ sở của pháp luật, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với người dân và không ảnh hưởng đến an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội địa phương. Do vậy cần cân nhắc rất kĩ”, ông Hà nói.
Chủ đầu tư BOT Điện Bàn, Quảng Nam đề xuất Nhà nước mua lại dự án 03/10/2024 Lý do Bình Dương chưa bỏ tiền mua trạm BOT như tuyên bố 24/07/2024 Động thái mới của Bộ Giao thông về dự án BOT thua lỗ 01/07/2024Xã hội
Miễn nhiệm chức Tổng Thư ký Quốc hội với ông Bùi Văn Cường
Xã hội
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Xã hội
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Cuba vượt qua sự cố mất điện diện rộng
Xã hội
Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
Xã hội
Đăng thảo luận