Trước đó, Chính phủ có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Tái cơ cấu các chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Việc tái cơ cấu được thực hiện theo nguyên tắc bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và quan điểm chỉ đạo về lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh; chú trọng thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.
Thực hiện đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên tinh thần chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện cho khoán sản phẩm và hậu kiểm, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra.
Các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia phải đảm bảo không trùng lặp về nội dung nghiên cứu và phân bổ nguồn lực, có sự kết nối, liên thông giữa các chương trình; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có tính ứng dụng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ thông tin về việc tái cơ cấu các Chương trình KHCN cấp quốc gia.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, việc tái cơ cấu các Chương trình nghiên cứu KH&CN cấp quốc gia là cần thiết để tập trung vào các nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm, có tính lan toả tới phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh nguồn lực có hạn.
Thứ trưởng cho biết thêm, Bộ KH&CN đang tích cực tái cơ cấu gắn với hoàn thiện thể chế. Nhiều thông tư, quy định mới đã được ban hành nhằm hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân.
Theo ông Nguyễn Quyết Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc tái cơ cấu được thực hiện theo hướng, Bộ KH&CN chủ động phê duyệt các chương trình thiết thực, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Ông Nguyễn Quyết Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trước đây, một số Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia giao về các bộ ngành, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện thì nay, theo luật KHCN, Bộ KH&CN có trách nhiệm phê duyệt và quản lý các nhiệm vụ này. Từ năm 2022 đến nay, Bộ đã phê duyệt 20 chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước, gồm 15 chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm (KC) và 5 chương trình nghiên cứu khoa học xã hội trọng điểm (KX). Ngoài ra, 2 chương trình KX đặc biệt được giao cho 2 đơn vị khác, ông Chiến thông tin.
Ông Chiến chia sẻ, để thúc đẩy tái cơ cấu các Chương trình nghiên cứu KHCN cấp quốc gia, Bộ đã tích cực sửa đổi các thông tư, quy định từ việc xác định nhiệm vụ, lựa chọn đơn vị nghiên cứu đến ký hợp đồng, triển khai, nghiệm thu và xử lý tài sản.
Cụ thể, Bộ đã ban hành Thông tư 06 năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư 20 năm 2023 về Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
Với các chương trình KHCN cấp quốc gia khác như Đề án 844, Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình năng suất chất lượng…Bộ đều ban hành các thông tư hướng dẫn quản lý. Bộ cũng đang hoàn thiện các văn bản tiếp theo như quy định nghiệm thu đánh giá, kiểm tra khi hết hợp đồng.
Về xử lý tài sản sau nghiệm thu, ông Chiến thông tin, Bộ KH&CN đang phối hợp chặt chẽ với Cục Công sản, Bộ Tài chính để sửa đổi Nghị định 70 về xử lý tài sản.
Theo ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, các cơ chế chính sách được ban hành thời gian qua đã góp phần giúp cho công tác quản lý các đề tài nghiên cứu được mạch lạc, công bằng và minh bạch hơn, tạo sự thuận lợi cho các nhà khoa học. Nhờ đó, khoảng gần 300 nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia đã được lựa chọn và phê duyệt.
Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh 18/05/2024 ĐH Duy Tân nhận nhiều Bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng cho Nghiên cứu Khoa học và Khởi nghiệp 18/05/2024 Đảng viên trẻ đam mê công tác xã hội và nghiên cứu lịch sử 17/05/2024Thế giới
‘Nhóc’ hà mã lùn Thái Lan bỗng dưng nổi tiếng khắp cõi mạng
Xã hội
Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp
Khoa học
Người Scandinavia đã sử dụng thuyền làm bằng da động vật cách đây 5.000 năm?
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Đăng thảo luận