Dấu tích Trường Lũy ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: Đ.X.
Ngày 25/9, lãnh đạo Sở Văn hóa và thể thao (VH-TT) tỉnh Bình Định cho biết UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương giao Sở phối hợp với thị xã Hoài Nhơn và huyện An Lão (Bình Định) khảo sát, xây dựng hồ sơ lý lịch trích ngang di tích Trường Lũy Bình Định, trình Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xin chủ trương xếp hạng di tích quốc gia.
Theo thông tin từ Bảo tàng Bình Định, Trường Lũy là tên gọi một bờ lũy dài khoảng 147 km, được xây dựng dưới thời chúa Nguyễn và hoàn thành vào thế kỷ 19, còn gọi là đường cái quan thượng.
Những phiến đá xếp chồng lên nhau. Ảnh: Đ.X
Trường Lũy được đắp bằng đất và đá, nằm về phía đông của dãy Trường Sơn, chạy dài từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định).
Đoạn Trường Lũy nằm trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 2011. Còn đoạn Trường Lũy nằm trên địa phận tỉnh Bình Định dài hơn 14 km, kéo dài từ thôn La Vuông, xã Hoài Sơn (thị xã Hoài Nhơn) đến thị trấn An Lão và các xã An Hưng, An Tân, An Quang (huyện An Lão), chưa được xếp hạng.
Theo lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định, việc xây dựng hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đoạn Trường Lũy địa phận Bình Định nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, tạo thêm sản phẩm du lịch văn hóa mang nét độc đáo để thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch của địa phương.
Hiện, Sở giao Bảo tàng tỉnh Bình Định thực hiện.
Dằng dặc Trường Lũy 09/07/2011 Công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn 06/09/2024 Hai hang đá vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt 19/07/2024Văn hóa
Bông súng 'ma' nở rộ trắng cả cánh đồng
Văn hóa
PGS.TS Trần Trí Trắc qua đời
Văn hóa
Phía sau 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
Văn hóa
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dâng hương tưởng nhớ 156 năm ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh
Văn hóa
Đăng thảo luận