Đổi mới công nghệ thu gom rác thải: Giải pháp ngăn nhựa từ đất liền ra biển 第1张 Đại diện UNDP Việt Nam khuyến nghị Việt Nam cần phát triển công nghệ thu gom rác thải ở các tuyến đường thủy. (Ảnh: CTV/Vietnam+) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Để ngăn chặn, giảm thiểu rác thải nhựa từ đất liền ra biển, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) Việt Nam cho rằng các địa phương cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ thu gom rác thải ở các tuyến đường thủy.

Cần phải kiểm soát chặt nguồn thải

Theo UNDP, ô nhiễm nhựa đang là một trong những vấn đề đặc biệt cấp bách, đe dọa nghiêm trọng không chỉ tới môi trường mà còn tới sức khỏe con người, đặc biệt là cộng đồng sinh sống ở các khu vực đô thị và ven biển.

Thống kế được UNDP cập nhật cho thấy hàng năm Việt Nam thải ra khoảng 3 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có khoảng 2,5% lượng rác thải rò rỉ ra các tuyến đường thủy. Chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh thải ra gần 2.000 tấn chất thải nhựa mỗi ngày.

 Đổi mới công nghệ thu gom rác thải: Giải pháp ngăn nhựa từ đất liền ra biển 第2张 Đổi mới công nghệ thu gom rác thải: Giải pháp ngăn nhựa từ đất liền ra biển 第2张

Đưa rác thải nhựa từ sông lên bờ: Cần rõ định mức kinh tế để thu gom, xử lý

Theo UNDP, để đưa rác thải nhựa từ sông lên bờ hiệu quả, Việt Nam cần sớm quy định rõ định mức kinh tế kỹ thuật cho việc thu gom và vận hành xử lý rác; kiểm soát toàn bộ vòng đời của nhựa.

Trong thời gian qua, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường sông kênh rạch gắn với triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 và Chỉ thị số 19-CT/TU của ban thường vụ thành ủy về Cuộc Vận động người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường, đạt được một số kết quả tích cực; tuy nhiên, tình trạng thải bỏ rác bừa bãi ra đường phố, kênh rạch chưa được giải quyết một cách triệt để.