TPO - Những sai lầm khi uống thuốc khiến thuốc không phát huy hiệu quả chữa bệnh mà còn gây hại cho cơ thể.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Câu này ít nhiều đều quen thuộc với chúng ta, thế nhưng nhiều người vẫn chưa hình thành được thói quen tốt này.

Trong các tài liệu về sử dụng thuốc an toàn hiệu quả luôn nhấn mạnh nội dung về “uống thuốc đúng cách”.

 ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第1张

Uống thuốc đúng cách mới đạt hiệu quả chữa bệnh.

Khi dùng loại thuốc nào cần hỏi kỹ bác sĩ hoặc đọc hướng dẫn sử dụng về thời gian dùng thuốc: ngày chia mấy lần, uống trước hay sau bữa ăn, loại thuốc này không dùng chung cùng lúc với thuốc nào? Trong hướng dẫn sử dụng có nói đầy đủ về cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc. Không được tùy tiện thích uống thuốc lúc nào là uống. Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian, cứ 8 tiếng uống một lần. Nếu uống cả 3 lần vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không đạt hiệu quả điều trị. Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn", bạn cần dùng khi dạ dày còn trống. Nếu trong vòng 1giờ trước khi uống thuốc mà ăn một lô quà vặt thì vẫn là không đúng.

1001 cách dùng thuốc sai cơ bản

Nghiền, bẻ nhỏ thuốc : Sẽ nguy hiểm khi cho rằng có thể đập vụn hoặc bẻ nhỏ các viên thuốc lớn để khiến chúng dễ nuốt hơn hoặc khiến việc uống thuốc dễ dàng hơn bằng cách trộn với thức ăn. Hầu hết các viên thuốc đều có lớp vỏ bọc. Các lớp vỏ này lại cần thiết cho dược chất phát huy đúng tác dụng. Phần lớn các dạng thuốc viên nén, nhộng, nang mềm... đều dùng để uống trọn cả viên, không được nghiền nhỏ, nhai nhỏ, bỏ vỏ nhộng, bẻ vụn chia thành nhiều liều... vì các vỏ này có tác dụng: Bảo vệ thuốc khỏi bị phân hủy bởi dịch axit của dạ dày; có tác dụng bao tan để bảo vệ dạ dày và thuốc xuống ruột mới tan; tránh mùi vị khó chịu để dễ uống; có tác dụng để hoạt chất giải phóng từ từ và liên tục khi nó di chuyển khắp cơ thể. Do đó, việc cắt vụn viên thuốc thành các mảnh nhỏ đồng nghĩa với việc dược chất được giải phóng trước thời điểm đáng lẽ cần phát huy tác dụng. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc tăng/giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng.Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống thuốc thẳng từ chai: Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Nuốt thuốc khô: Một số người không dùng nước mà nuốt thuốc luôn. Thuốc có thể làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

 ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第2张

Thuốc cần được uống với nước, không được 'nuốt thuốc khô'.

Uống nhiều loại thuốc cùng lúc: Có rất nhiều người phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để trị bệnh. Việc sử dụng nhiều loại thuốc là cần thiết khi mà người bệnh mắc nhiều loại bệnh, nhưng việc uống các thuốc này thế nào, thuốc nào không nên uống với thuốc nào… lại là sai lầm mà ai cũng có thể mắc phải. Mỗi loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và thời gian tác dụng cũng khác nhau. Uống nhiều loại thuốc cùng một lúc, bạn sẽ khó tránh khỏi sự tương tác giữa các loại thuốc. Mặt khác, hành động này sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau có thể gây những phản ứng cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể. Chẳng hạn như dùng cùng lúc thuốc thông mũi và thuốc huyết áp, đặc biệt thuốc thông mũi loại chứa pseudoephedrine làm co mạch, giúp giảm sưng và giảm chảy mũi. Loại thuốc này có thể thắt chặt quá các mạch máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian, số lần và cách kết hợp cho hợp lý. Việc này nhất thiết cần tư vấn bác sĩ, dược sĩ.

 ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第3张 Uống nhiều loại thuốc cùng một lúc, bạn sẽ khó tránh khỏi sự tương tác giữa các loại thuốc.

Tự thêm bớt liều lượng thuốc:

Không ít người vẫn cho rằng, càng uống nhiều thuốc thì sẽ càng nhanh khỏi bệnh. Lại có nhiều người thường uống thuốc theo kiểu bù trừ. Ví dụ như hôm qua quên uống thuốc thì hôm nay uống hẳn 2 liều để bù vào. Đây là sai lầm tai hại. Bởi việc tùy tiện thay đổi liều dùng thuốc dễ bị ngộ độc thuốc. Hơn nữa việc dùng thuốc thất thường không đúng chỉ định sẽ giảm hiệu quả điều trị và không khỏi bệnh.

Những sai lầm không ngờ tới

Uống quá nhiều nước: Lượng nước nhiều sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc làm tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, với thuốc viên, bạn chỉ cần một cốc nước ấm nhỏ. Với thuốc nước vị ngọt, nên uống nước sau 5 phút.

Vận động ngay sau khi uống thuốc: Vừa uống thuốc xong đã tập thể thao hay tham gia vận động ngay là điều không nên làm. Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

Nằm uống thuốc: Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.

 ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第4张 Mang bệnh vào… mắt vì dùng thuốc tùy tiện 06/09/2024 Võ Hồng Thu Xem nhiều

Sức khỏe

Cậu bé 14 tuổi đột quỵ vì cha mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo

Sức khỏe

TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non

Sức khỏe

6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu

Sức khỏe

Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?

Sức khỏe

Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Tin liên quan  ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第5张

Những lưu ý 'đặc biệt' khi dùng thuốc chống muỗi

 ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第6张

Có thể vượt qua trầm cảm mà không dùng thuốc hay không?

 ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第7张

Bác sĩ chỉ rõ những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn cần biết

MỚI - NÓNG  ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第8张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第9张
Sạt lở tại đê tả sông Hồng, hàng trăm mét vuông đất làng gốm cổ ở Hà Nội bị cuốn trôi
Nhịp sống Thủ đô TPO - Do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nước lũ lên, tình trạng mưa nhiều kéo dài, trong một tháng qua xảy ra nhiều vụ sạt lở liên tiếp tại làng gốm cổ xã Kim Lan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cuốn trôi hàng trăm mét vuông đất.  ‘Điểm danh’ những sai lầm khi uống thuốc gây hại cho cơ thể 第10张
Nữ chuyên viên có quan hệ 'khủng' trong vụ Việt Á bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ hai
Pháp luật TPO - Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu Trưởng ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục, đã nhận án 30 tháng tù trong vụ Việt Á và giờ đây tiếp tục bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định đấu thầu. Bà Thủy từng giúp Cty Việt Á nhiều việc 'khó'; thậm chí tác động ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế tới dự sự kiện do nữ chuyên viên này 'set up'.