Tính đến ngày 1-10 (sau 16 ngày), hệ thống bếp cơm di động dã chiến do Cộng đồng tình nguyện Việt Nam vận hành, đã cung cấp 56.000 phần cơm miễn phí cho người dân vùng lũ 5 tỉnh, thành phía Bắc.

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần hỗ trợ vùng lũ  第1张

Hơn 300 tình nguyện viên là thành viên của 9 câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện từ nhiều nơi như TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Nam Định… tụ về đồng hành cùng hệ thống bếp cơm dã chiến, hỗ trợ người dân vùng lũ trong suốt 16 ngày qua

Anh Đỗ Văn Dệ - chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam, trưởng ban điều hành bếp cơm di động dã chiến thông tin, nói về những sẻ chia cho người dân vùng lũ.

3.500 phần cơm/ngày miễn phí cho vùng lũ từ bếp cơm di động dã chiến

Trên tấm banner Bếp cơm di động dã chiến hỗ trợ miễn phí cho đồng bào vùng lũ các tỉnh miền Bắc, Cộng đồng tình nguyện Việt Nam ghi: "Chúng tôi xin làm hậu phương". Dòng chữ ấy được in nổi, cùng màu đỏ với tên chương trình.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Đỗ Văn Dệ - chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam - nói hệ thống bếp cơm được lập nên với tâm thế cùng chung sức, sẻ chia hướng đến bà con chịu nhiều ảnh hưởng trong vùng lũ phía Bắc.

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần hỗ trợ vùng lũ  第2张

Người dân vùng lũ tỉnh Lào Cai với suất cơm miễn phí

Đến nay, hệ thống bếp đã có mặt ở vùng lũ tại 5 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ trong đợt này, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái và Hà Giang. Riêng Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang và Hà Nội, hệ thống bếp vẫn đang "đỏ lửa".

Theo anh Dệ, hiện mỗi ngày hệ thống bếp cung cấp 3.500 suất cơm cho người dân vùng lũ và các lực lượng. Sau 16 ngày hoạt động, hệ thống bếp đã nỗ lực hết mình, cung cấp 56.000 suất cơm miễn phí.

"Bếp cơm di động dã chiến là dự án mang giá trị của tình yêu thương, sự sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau. Nó thể hiện tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam, giúp đỡ nhau trong thiên tai bão lũ và đảm bảo sẽ không ai bị bỏ lại phía sau", anh Dệ chia sẻ.

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần hỗ trợ vùng lũ  第3张

Cơm đến với bà con vùng lũ thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Ảnh được chụp vào chiều ngày 29-9.

'Cần hỗ trợ xin gọi cho chúng tôi'

Dòng chữ "Cần hỗ trợ xin gọi cho chúng tôi" xuất hiện trên tấm banner của bếp cơm được rất nhiều người chú ý. Bên dưới dòng chữ là bốn số điện thoại liên lạc.

Chính câu từ, cách thể hiện, chi tiết từng địa chỉ và xử lý thông tin tiếp nhận khiến ai khi xem đến cũng ngậm ngùi, xúc động bởi sự ấm áp, ân cần đến từ chính mỗi một thành viên làm nên bếp cơm này.

Đó là sự chung tay của hơn 300 tình nguyện viên đang chung sức giữ lửa cho các bếp cơm. Họ là thành viên của 9 câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện từ nhiều nơi như TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Nam Định… tụ về vùng lũ.

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần hỗ trợ vùng lũ  第4张

Một bếp cơm trong hệ thống được dựng lên.

Cùng chung tay, anh Nguyễn Ngọc Tú - chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiện nguyện Trái tim thiên thần - Đà Nẵng, chia sẻ chính việc là người con miền Trung, nơi thường xuyên phải sống chung với bão lũ nên hiểu rõ những nhu cầu khẩn thiết của bà con vùng lũ.

Thời gian phụ trách bếp cơm tại Lào Cai, từ những phần cơm nóng hổi, hoàn toàn miễn phí được gửi tới bà con vùng lũ càng cho anh Tú nhìn thấy rõ điểm tựa kịp thời mà chương trình này mang lại.

"Khi trao những suất cơm nóng đến tay bà con vùng lũ, chúng tôi nhận lại được sự cảm động và những lời cảm ơn chân thành, đó cũng là động lực để chúng tôi cố gắng nấu những suất cơm ngon nhất để chia sẻ cùng bà con trong đợt thiên tai này", anh Tú nói.

Ở đâu cần, ở đó có chúng tôi

Anh Đỗ Văn Dệ - chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam, trưởng ban điều hành bếp cơm di động dã chiến - chia sẻ kế hoạch sẽ duy trì bếp cơm bền vững.

Không riêng gì trong đợt này, từ nay về sau "ở đâu có thiên tai, ở đâu cần thì ở đó có chúng tôi". Tất cả dựa trên tinh thần sẵn sàng, sẻ chia giúp đỡ người dân với những bữa ăn chống đói, tạo động lực vượt qua khó khăn, thiên tai hay dịch bệnh.