Tình trạng thiếu thuốc phóng xạ để chụp PET/CT tại TPHCM đã kéo dài. Nhiều người trong cơn hoảng loạn vì bệnh ung thư đã tìm đến địa phương khác để được chụp.
LỜI TÒA SOẠN:
PET/CT được đánh giá là phương tiện ghi hình chẩn đoán không xâm nhập, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương tiện hình ảnh khác trong phân loại giai đoạn ung thư, cũng như việc đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi tái phát.
Hiện nay, tại TPHCM chỉ duy nhất có Bệnh viện Chợ Rẫy được trang bị hệ thống lò cyclotron cung cấp thuốc phóng xạ F-18 FDG cho các cơ sở có máy PET/CT bên ngoài như Bệnh viện Ung bướu TPHCM và Bệnh viện Quân Y 175. Tuy nhiên, do hệ thống này đã cũ, không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế nên người bệnh phải chờ đợi kéo dài, vô cùng chật vật. Có người phải tìm cách đi các tỉnh, thành khác, thậm chí là đi nước ngoài để được chụp PET/CT.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài "TPHCM thiếu thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư, bệnh viện cầm chừng, người bệnh lao đao".
Vượt hàng nghìn km ra Hà Nội, Đà Nẵng để chụp PET/CT
Hai năm trước, tại TPHCM, hàng loạt máy chụp PET/CT của các bệnh viện Ung bướu, Nhân dân 115, Quân y 175 cùng “trùm mền” vì không có thuốc phóng xạ.
Thời điểm đó, chỉ duy nhất Bệnh viện Chợ Rẫy còn có máy hoạt động nên lượng bệnh nhân đổ về rất đông. Trung bình, người bệnh phải chờ 1 tháng mới đến lượt chụp.
Mẹ anh N.Đ.H. (72 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) bị ung thư dạ dày đã di căn. Bác sĩ chỉ định bà phải chụp PET/CT, để xem tế bào ung thư di căn đến khu vực nào.
Anh H. đăng ký cho mẹ chụp ở Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng được hẹn chờ hơn 1 tháng. Sợ bệnh của mẹ chuyển nặng, anh quyết định đưa bà vượt gần 1.700km ra Hà Nội để được chụp chiếu.
Ngoài quãng đường dài gần 3.500km di chuyển (cả đi và về), mẹ con anh phải ở lại Hà Nội 1 tuần để làm các xét nghiệm gan, thận trước khi chụp và chờ nhận kết quả. Tổng chi phí cả đợt lên đến gần 100 triệu đồng.
Bệnh nhân chụp PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCCKết quả chụp PET/CT được mang về Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Các bác sĩ xác định bệnh ung thư của mẹ anh H. đã di căn xương chậu và xương sườn, xạ trị không còn tác dụng, phải điều trị hoá trị.
“Nếu bệnh nhân không được chụp PET/CT mà chỉ chụp CT thông thường, dựa vào hình ảnh sẽ phải sử dụng cả xạ trị và hoá trị, không chỉ tốn tiền mà còn ảnh hưởng sức khoẻ” - một bác sĩ điều trị cho mẹ anh H. chia sẻ.
Một trường hợp khác là ông T.P.D. (67 tuổi, ngụ Bến Tre) được chỉ định chụp PET/CT do nghi ngờ ung thư vòm họng. Chờ đợi quá lâu, gia đình theo mách bảo của người đi trước đã đưa ông ra Đà Nẵng chụp cho nhanh.
Thời điểm ấy, ông D. không ăn uống được, sức khỏe suy kiệt, phải di chuyển bằng xe lăn. Hai người con của ông đã bỏ việc để đưa cha từ Bến Tre ra Bệnh viện Đà Nẵng. Có kết quả bệnh, họ lại đưa ông về TPHCM chữa trị.
Tốn hàng trăm triệu đồng đi nước ngoài
Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức, trong khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thường chỉ áp dụng ở một vùng cơ thể thì PET/CT có thể khảo sát toàn thân. Kết quả giúp chẩn đoán bệnh ở mức độ tế bào, mức độ phân tử và có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao, có khả năng phát hiện tổn thương và bệnh lý ở giai đoạn rất sớm.
Cũng bởi vậy, ngay khi bị nghi ngờ bệnh ung thư và được chỉ định chụp PET/CT, nhiều người đã không chấp nhận "ngồi chờ" thuốc phóng xạ. Người thì đi các tỉnh thành khác, số ít có điều kiện kinh tế hơn sẵn sàng chi trả hàng trăm triệu đồng để ra nước ngoài thực hiện.
Bác sĩ K.C. - từng nhiều năm làm việc tại khoa Ung bướu của một bệnh viện ở TPHCM, hiện làm việc tại nước ngoài - cho biết đã kết nối giúp một số người bệnh đi Singapore để chụp PET/CT. Sau đó, người bệnh về nước để điều trị.
“Một số bệnh lý bắt buộc phải chụp PET/CT như ung thư phổi, ung thư lympho (hạch bạch huyết)… hoặc có những nghi ngờ mà nhìn trên phim không biết đã di căn hay chưa. Vì thế, có những bệnh nhân phải chờ lâu quá nên nhờ tôi liên hệ giúp” - bác sĩ C. cho hay.
Người bệnh khi ra nước ngoài có thể gặp một số khó khăn như hạn chế về giao tiếp vì không biết tiếng Anh, hay chi phí rất cao. Riêng chụp PET/CT tại Singapore là khoảng 70 triệu đồng, chưa kể tiền đi lại, ăn ở. Tính ra, để đi nước ngoài chỉ riêng chụp PET/CT đã ngốn vài trăm triệu đồng.
Lò sản xuất thuốc phóng xạ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Ảnh: BVCCTrước đó, số lượng bệnh nhân mà bác sĩ C. từng điều trị muốn đăng ký chụp PET/CT khá nhiều nhưng do thiếu thuốc, lại không có khả năng tài chính, nên đành chấp nhận chờ đợi kéo dài.
“Tôi không biết khi nào mới đỡ được tình trạng này” - bác sĩ C. bày tỏ.
Ngay cả với bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, khi chỉ định chụp PET/CT, ông đều tự liên hệ trước để tránh việc người bệnh chờ đợi quá lâu. Dù vậy, hiện tại, bệnh nhân vẫn phải “xếp hàng” 1-2 tuần.
Theo các chuyên gia ung bướu, PET/CT được chỉ định trong một số tình huống như: cần đánh giá tình trạng di căn xa của khối ung thư; cần chẩn đoán chính xác tình trạng khối ung thư nguyên phát nếu các phương tiện khác không thể cho câu trả lời phù hợp; khảo sát tình trạng thiếu oxy não, các khối u ở não…
Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đang chia sẻ nguồn thuốc phóng xạ với các bệnh viện Quân y 175, Ung bướu TPHCM để phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, do công suất lò thuốc phóng xạ của đơn vị không thể mở rộng thêm trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, nên chưa thể đáp ứng kịp.
Bài 3: Bao giờ TPHCM có đủ thuốc phóng xạ cho bệnh nhân ung thư?
XEM THÊM:
Đăng thảo luận
2024-10-06 18:15:14 · 来自210.30.216.172回复
2024-10-06 18:24:59 · 来自36.62.214.231回复
2024-10-06 18:35:01 · 来自171.13.177.34回复
2024-10-06 18:44:50 · 来自121.77.212.140回复
2024-10-06 18:55:02 · 来自210.27.165.154回复
2024-10-06 19:05:09 · 来自121.77.229.57回复
2024-10-06 19:15:12 · 来自222.37.4.141回复
2024-10-06 19:25:01 · 来自182.86.142.90回复
2024-10-06 19:34:46 · 来自222.87.124.179回复