Trung Quốc vừa có cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên loại tàu sân bay mới và hiện đại nhất của nước này, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia quân sự.

Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt giữa tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ  第1张

Tàu sân bay Phúc Kiến trong ảnh chụp ở Thượng Hải, Trung Quốc hôm 30-4 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Theo Tân Hoa xã, tàu sân bay Phúc Kiến - hàng không mẫu hạm thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc - đã rời xưởng đóng tàu ở Thượng Hải vào khoảng 8h sáng 1-5 để tiến hành cuộc thử nghiệm chủ yếu nhằm đánh giá độ tin cậy và ổn định của các hệ thống điện và động cơ đẩy.

Hàng không mẫu hạm thứ ba của Trung Quốc đã rời xưởng ra biển thử nghiệm

Đây là bước tiến quan trọng khi hải quân Trung Quốc được cho là đang muốn đưa tàu sân bay lớn nhất nước này đi thử nghiệm trên biển trong nhiều tháng.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên của tàu sân bay thường kiểm tra các chức năng cơ bản của tàu.

Chuyên gia này nói trong những tháng tới, tàu sân bay Phúc kiến sẽ tiến hành một số đợt thử nghiệm trên biển và thử nghiệm các bộ phận hoạt động phức tạp hơn, bao gồm khả năng tương thích điện từ, hệ thống vũ khí cũng như hoạt động cất cánh và hạ cánh của máy bay.

Trước đây ảnh chụp tàu Phúc Kiến đã được đăng lên mạng xã hội, cho thấy con tàu nằm ở Thượng Hải và có đường băng hoàn chỉnh với 5 mô hình máy bay chiến đấu.

Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt giữa tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ  第2张

Một tàu kéo kéo tàu sân bay Phúc Kiến ra khỏi bến tàu ở Thượng Hải ngày 1-5 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Lần đầu ra mắt công chúng vào tháng 6-2022, tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc được thiết kế và chế tạo hoàn toàn trong nước.

Theo Hãng tin Reuters, tàu sân bay Phúc Kiến lớn hơn và tiên tiến hơn về mặt công nghệ so với tàu sân bay Sơn Đông (đưa vào hoạt động năm 2019, lượng giãn nước 66.000 tấn) và tàu sân bay Liêu Ninh (hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải từ vỏ tàu mua lại từ Ukraine, lượng giãn nước 60.000 tấn).

Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt giữa tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ  第3张

Tàu sân bay Phúc Kiến trong ảnh chụp ở Thượng Hải hôm 1-5 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Tàu sân bay này có lượng giãn nước khoảng 80.000 tấn, được trang bị máy phóng điện từ để phóng máy bay, thay vì áp dụng đường cất cánh kiểu "nhảy cầu" (ski-jump).

Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) trên tàu Phúc Kiến giúp tàu này có thể triển khai nhiều loại máy bay hơn tàu Sơn Đông hay Liêu Ninh, đồng thời sẽ đáng tin cậy hơn và tiết kiệm năng lượng hơn, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt giữa tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ  第4张

Tàu Phúc Kiến bắt đầu cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên từ xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải hôm 1-5 - Ảnh: CCTV

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu John Bradford tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), tàu Phúc Kiến không đạt các tiêu chuẩn tàu sân bay Mỹ.

Mặc dù ông Bradford thừa nhận các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu Phúc Kiến là "cột mốc" quan trọng đối với hải quân Trung Quốc, ông nhận định các tàu sân bay Mỹ "vẫn ở đẳng cấp của riêng mình".

Chuyên gia chỉ ra sự khác biệt giữa tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ  第5张

Tàu sân bay Phúc Kiến trong ảnh chụp hôm 1-5 - Ảnh: VCG

Tàu Phúc Kiến chạy bằng nhiên liệu thông thường, đồng nghĩa phải ghé cảng hoặc có tàu chở dầu trên biển để tiếp nhiên liệu. Trong khi đó, các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ có thể duy trì lâu trên biển, cho đến khi thủy thủ đoàn còn có thể.

Dựa trên hình ảnh vệ tinh từ năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ước tính tàu sân bay Phúc Kiến dài khoảng 300m và rộng khoảng 40m, nhỏ hơn tàu USS Gerald Ford (dài 333m và rộng 78m).