Tôi có thói quen dành khoảng ba mươi phút mỗi ngày cho việc đọc sách. Ngày lễ Tết cũng vậy. Cho dù bận cách mấy, tôi cũng cố gắng thu xếp để giữ thói quen đã hình thành từ nhỏ.
Tác giả bài viết với thói quen đọc sách hằng ngày - Ảnh: NVCC
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, sau bài viết "Tránh những hiểu lầm tai hại về sách" của tác giả Trần Xuân Tiến, rất nhiều bạn đọc đồng tình và cho rằng văn hóa đọc rất cần thiết trong cuộc sống.
"Bài viết phân tích rất đúng, sách là cẩm nang bách khoa toàn thư để con người có thể tự tin sống bằng tri thức. Không có xã hội nào có thể phát triển bền vững mà không nhờ đến sách và giáo dục", bạn đọc Doanh bày tỏ đồng cảm.
Góp thêm xung quanh câu chuyện này, bạn đọc Lê Tấn Thời cho biết: "Tôi có thói quen dành khoảng ba mươi phút mỗi ngày cho việc đọc sách. Cho dù bận cách mấy, tôi cũng cố gắng thu xếp để giữ thói quen đã hình thành từ nhỏ và phát triển dần theo năm tháng".
Dưới đây là chia sẻ của anh:
Tránh những hiểu lầm tai hại về sáchĐỌC NGAY
Đọc để học, rèn kỹ năng viết
Vốn yêu thích tiếng Anh nên vừa đọc sách để giải trí vừa tự rèn luyện vốn tiếng Anh, đó là phương châm tôi đề ra cho mình phấn đấu và trau dồi ngôn ngữ mình yêu thích.
Việc đầu tiên là phải biết chọn sách phù hợp với trình độ tiếng Anh và sở thích của mình.
Cảm thấy thú vị với nội dung sách và đọc dễ hiểu đó là hai tiêu chí cần thiết để có được sự lựa chọn đúng đắn.
Nên bắt đầu với những cái dễ hơn, nhỏ hơn và đọc với tốc độ chậm, sau đó mới dần dần tăng tốc. Vừa đọc vừa suy ngẫm và khi cần thiết có thể đọc đi đọc lại nhiều lần.
Có những quyển sách, đặc biệt viết bằng tiếng Anh ở cấp độ cao hơn trình độ của bản thân, khi đọc lần đầu tiên tôi chưa hiểu được thông điệp của tác giả vì thế đọc lại là cách tuyệt vời để tôi có thể giải mã ý nghĩa của từng câu chữ, nội dung mà vô tình tôi đã bỏ qua trong lần đọc trước.
Cùng với việc chọn sách, tôi thực hiện khẩu hiệu ba chữ R: Remember (ghi nhớ), Recall (gợi nhớ) và Retain (lưu giữ).
Tôi thường có thói quen đánh dấu và ghi chú vào sổ tay những lời thoại, những câu văn hay để ghi nhớ từ vựng và mẫu câu, để khi gặp lại tình huống tương tự phải gợi nhớ lại được và nói ra hay viết thành câu. Nhiều lần như thế đương nhiên sẽ lưu giữ lâu dài trong đầu và giúp bản thân tôi có thêm cơ hội rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
Tôi có thể lồng ghép vào bài viết những câu văn hay "học lóm" được từ những trang sách cũng như học hỏi cách hành văn mạch lạc hơn để cải thiện và nâng chất kỹ năng viết.
Mặt khác, qua văn phong giúp tôi tiếp thu và ghi nhớ để rèn luyện khả năng nói và tư duy bằng tiếng Anh, bởi vì không thể áp đặt lối nói và viết theo tiếng Việt vào tiếng Anh được mà phải hiểu và học theo cách của người Anh.
Sau giờ làm việc, một trong những cách thư giãn của tôi là viết báo và việc đọc sách giúp tôi tự rèn luyện kỹ năng viết báo của chính bản thân mình. Tôi cũng đã tìm đọc các tác giả là nhà báo như Vũ Đức Sao Biển, Ngọc Trân, Huỳnh Dũng Nhân... để trau dồi kỹ năng viết lách.
Khoảng lặng cân bằng trong cuộc sống
Khi đi du lịch hay công tác, trong hành lý của mình tôi luôn mang theo một quyển sách.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, người ta có thể lưu trữ nhiều file sách trên các thiết bị điện tử để có thể đọc bất kỳ nơi nào. Với việc nối mạng Internet, việc đọc sách online càng dễ dàng. Ở góc độ của riêng mình, tôi vẫn thích đọc sách in.
Cái cảm giác cầm trên tay một quyển sách và đắm chìm trong không gian của riêng mình để tận hưởng cái hay cái đẹp của văn hóa đọc thì thật là tuyệt vời. Tôi thích lật từng trang sách và đọc từng dòng chữ để cảm nhận, để suy ngẫm về cuộc sống cũng như chiêm nghiệm lại chính bản thân mình giữa dòng đời tất bật.
Văn hóa đọc đã thay đổi rất nhiều trong thời đại số hóa nhưng với riêng tôi, sách in vẫn mãi là một người bạn tri âm, tri kỷ như thuở ban đầu.
Bỏ qua một bên smart phone, máy tính hay các thiết bị kỹ thuật số và tạo một môi trường đọc yên tĩnh đó là cách luyện đọc lý tưởng nhất.
Có thể ba mươi phút đọc sách với tôi là không nhiều so với những người khác nhưng khoảng thời gian này tôi đã học hỏi rất nhiều điều hay với kiến thức nhân loại.
Mỗi quyển sách đều có cái hay để học hỏi bên cạnh việc giải trí đơn thuần.
Tôi cho rằng trong thời đại công nghệ số ngày nay con người cũng rất cần những khoảng lặng để có được những trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
Và thói quen đọc sách là một minh chứng rõ nét nhất cho khoảng thời gian ấy.
Đọc sách nơi công cộng, để không nói chuyện ồn ào
Nếu quan sát sẽ thấy khi đi du lịch người nước ngoài thường đem theo sách để đọc. Điều này có thể hiểu là thói quen. Họ không thích ồn ào. Cũng có thể họ không muốn vướng vào các thiết bị thông minh khác khi đi du lịch.
Nhưng trong thời buổi công nghệ phát triển không ngừng, việc đọc sách cũng chỉ là một trong những phương tiện để dung nạp kiến thức.
Khi cần tìm hiểu về vấn đề nào đó, tôi thường lên mạng tìm kiếm, và chọn đọc những thông tin trên những trang mạng có uy tín. Ví dụ, nếu muốn đi du lịch nơi nào đó chẳng hạn, bạn lên mạng là có đủ thông tin. Còn tìm được một cuốn sách như thế không dễ.
Vì vậy, với tôi đọc sách in hay sách điện tử không quan trọng, miễn là chịu đọc, chịu tìm hiểu!
Bạn đọc Tư Sài Gòn
Đăng thảo luận
2024-10-06 08:14:58 · 来自36.58.18.55回复
2024-10-06 08:24:55 · 来自106.92.166.116回复
2024-10-06 08:34:53 · 来自123.235.14.191回复
2024-10-06 08:45:00 · 来自222.68.43.111回复
2024-10-06 08:54:57 · 来自182.91.110.123回复
2024-10-06 09:04:57 · 来自222.73.230.141回复
2024-10-06 09:15:06 · 来自182.85.172.9回复
2024-10-06 09:24:52 · 来自171.12.36.196回复
2024-10-06 09:34:56 · 来自36.56.150.169回复
2024-10-06 09:44:46 · 来自139.201.241.216回复
2024-10-06 09:54:46 · 来自36.59.195.59回复
2024-10-06 10:04:56 · 来自222.33.34.135回复