Theo đó, trong số 360 nghìn camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác, tấn công, chiếm quyền điều khiển.
Ngoài ra, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều nhóm công khai rao bán hình ảnh và video lộ lọt từ camera giám sát. Mỗi nhóm có hàng nghìn thành viên với các mức phí từ 200 nghìn đến 1 triệu đồng.
Hơn 800.000 camera giám sát bị lộ dữ liệuBộ TT-TT cũng đã đưa ra thống kê năm 2021, trung bình mỗi tháng có khoảng 1 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng IP botnet trong đó; 48.690 địa chỉ IP liên quan trực tiếp đến mã độc từ các camera giám sát (chiếm 5%).
Ngoài ra, phần lớn các hệ thống thông tin sử dụng camera giám sát chưa được triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng theo cấp độ. Cụ thể: khoảng 90% các hệ thống này chưa được kiểm tra trước khi đưa vào vận hành khai thác cũng như đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ hàng năm.
Hiện, ở Việt Nam cũng có các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cơ bản như: quyết định 736/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2021 về Danh mục yêu cầu cơ bản đảm bảo an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng; quyết định số 724/QĐ- BTTTT ngày 07/5/2024 ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.
Cục An toàn thông tin cũng khuyến cáo người dân sử dụng camera giám sát đảm bảo quy chuẩn Việt Nam để được đảm bảo an toàn thông tin.
Đăng thảo luận