'Tôi muốn dạy về kịch thơ vì tôi quan niệm cái gì trò cũng phải biết qua, để sau còn làm được việc và khiêm tốn, đến đâu người ta cũng thương' - NSƯT Hữu Châu chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Hữu Châu dạy kịch thơ  第1张

Hữu Châu dạy cho học trò của mình cách thoại kịch thơ - Ảnh: CHIÊU MINH

Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, GS Phạm Thế Ngũ cho rằng các nhà viết kịch thơ Việt Nam thường lấy đề tài trong lịch sử, đó cũng là do ảnh hưởng của thời cuộc. Họ muốn dùng những câu thơ mỹ lệ, hùng hồn để làm sống lại những nhân vật trong những trang sử xưa.

Trên Facebook, nghệ sĩ Hữu Châu viết: "Dạy tiếng nói sân khấu cho các học trò, mình thấy rằng cũng nên cho mấy đứa nó biết, hiểu qua cách thoại kịch thơ. Dù sân khấu bây giờ không có yêu chuộng kịch thơ nữa nhưng đã học diễn viên thì phải biết, phải có học qua".

Tôi muốn dạy về kịch thơ vì tôi quan niệm cái gì trò cũng phải biết qua. Người học trò của tôi có thể chưa giỏi hay chưa có cơ hội diễn kịch thơ nhưng khi hỏi đến thì phải hiểu, phải biết.

Để sau này chúng còn làm được việc.

NSƯT Hữu Châu

Nhịp điệu kịch thơ du dương, thơ mộng

Trong một lớp đào tạo diễn viên, Hữu Châu cho học trò tìm hiểu về kịch thơ ở môn tiếng nói sân khấu qua vở diễn Quyền lực tình yêu (tác giả: Nguyễn Quang Vinh) mà anh đã từng dàn dựng năm 2011 trên sân khấu Idecaf.

TIN LIÊN QUAN
  • Hữu Châu dạy kịch thơ  第2张

    Thế hệ vàng kịch nói Thành Lộc, Hữu Châu... vẫn xông pha

  • Hữu Châu dạy kịch thơ  第3张

    Nghệ sĩ Hữu Châu về với sân khấu Thiên Đăng của Thành Lộc

  • Hữu Châu dạy kịch thơ  第4张

    Hữu Châu đọc sách sử để nhập vai hay

Đây được xem là vở kịch thơ đầu tiên trên sân khấu phía Nam sau 1975.

Theo Hữu Châu, kịch thơ là thể loại kén khán giả vì nó mang nhịp điệu chậm rãi, khác với nhịp sống nhanh, mau lẹ của đời sống hiện đại.

"Nhịp điệu của kịch thơ lãng mạn, du dương và thơ mộng bởi lời thoại là những vần thơ, văn biền ngẫu, thất ngôn bát cú, lục bát, thay vì là câu thoại đời thường mang tính sinh hoạt.

Điều này đòi hỏi diễn viên phải có một giọng nói đẹp, thoại tròn vành rõ chữ, phải tải được hết chất thơ của thoại và cần hiểu được một phần nào đó về từ Hán Việt, từ Hán Nôm" - Hữu Châu nói.

Dù cho hiện nay kịch thơ không còn được ưa chuộng, nhưng là người thầy, Hữu Châu vẫn muốn cho trò của mình học, tìm hiểu vì ông quan niệm kiến thức, kỹ năng nào về nghề diễn thì trò cũng phải biết.

Thậm chí, "ông thầy" còn nghĩ cần phải cho học trò mình học đánh kiếm, múa bộ..., để khi gặp những vai diễn trong các bộ phim, vở kịch cần những trình thức, nghi lễ, bộ tịch phù hợp thì còn biết cách để vào vai.

Hữu Châu dạy kịch thơ  第5张

Nhà vua (Thành Lộc) và Chú hề (Hữu Châu) trong vở Quyền lực tình yêu - Ảnh: THANH HIỆP

Tình yêu là "con đường" mà ai cũng đi qua

Hữu Châu nói không chỉ có kịch thơ mà ở bất kỳ loại hình sân khấu nào cũng phải tạo ra được những yếu tố hấp dẫn khán giả qua việc nhờ vào sức diễn của diễn viên, bài trí sân khấu, phục trang hay câu chuyện, âm nhạc được đẩy lên cao trào...

  • Công diễn kịch thơ Kiều ở Hà Nội

  • Kịch thơ: những lời tâm huyết không phai

  • IDECAF ra mắt kịch thơ

Cho học trò xem lại kịch thơ Quyền lực tình yêu mà nhiều người trong nghề ở thời điểm ấy nhận xét thiết kế sân khấu sang trọng, nền nã với màu sắc chủ đạo trắng - đen, Hữu Châu chia sẻ:

"Tôi sử dụng ước lệ rất nhiều. Ví dụ trang phục trắng - đen vừa thể hiện cái thiện - cái ác vừa thể hiện tình yêu trong sáng - quyền lực vẩn đục.

Hay có một chiếc bục dài đặt xéo theo chiều ngang sân khấu và hầu như tất cả nhân vật đều phải đi qua "con đường" ấy. Đó chính là tình yêu - "con đường" mà ai cũng phải đi qua".

Bạn Châu Khanh, sinh viên Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, tâm sự đây là lần đầu bạn học thầy Hữu Châu và được tiếp xúc, tìm hiểu về kịch thơ:

"Quyền lực tình yêu giúp tôi có thêm được những hiểu biết về nét đẹp của văn hóa thời xưa.

Về lời thoại của kịch thơ, tôi cảm giác nó giống như "một dải lụa" nhẹ nhàng, tình cảm, sâu lắng. Mỗi tâm hồn của một nhân vật trong vở đều có những cái riêng và độc đáo".