Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?

(Dân trí) - Sau lũ lụt thường có nguy cơ xảy ra nhiều dịch bệnh do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm. Để có nước sạch sử dụng, người dân cần làm sạch giếng khoan, giếng đào, sau đó làm trong, khử trùng nước...

Theo Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), nước đã xử lý có thể dùng cho mục đích nấu ăn, sinh hoạt. Tuy nhiên, nước dùng để uống trực tiếp cần được đun sôi trước khi uống.

Để làm trong nước, người dân có thể sử dụng phèn chua, vải cotton lọc lại nhiều lần hoặc thiết bị lọc nước đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn, với phèn chua, cứ 20 lít nước bẩn dùng 1 gram phèn chua hòa tan, chờ cặn lắng, lấy nước trong.

Để khử trùng nước, người dân có thể sử dụng hóa chất cloramin B 25% theo liều lượng hoặc đun sôi nước ít nhất 1 phút kể từ lúc nước sôi.

Dưới đây là hướng dẫn của Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) về việc xử lý nước sau mùa lũ để sử dụng:

- Vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

Vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

- Xử lý nước sạch dùng trong sinh hoạt

Xử lý nước sạch dùng trong sinh hoạt

- Xử lý nước sạch sau mưa bão

Để có nước sạch sử dụng sau mưa lũ, người dân cần làm sạch giếng khoan, giếng đào.

- Xử lý nước giếng đào và giếng khoan sau bão lụt

Xử lý nước giếng đào và giếng khoan sau bão lụt