Nhiều mùa lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc trở lại đây, Ban Tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương luôn duy trì hoạt động biểu diễn nghệ thuật rối nước tại lễ hội. Có mùa lễ hội, được tổ chức dưới hình thức liên hoan, quy tụ 3 làng có nghệ thuật biểu diễn múa rối nước trong tỉnh Hải Dương gồm: Làng rối nước Hồng Phong (huyện Ninh Giang), làng rối nước Thanh Hải(huyện Thanh Hà) và làng rối nước Lê Lợi (huyện Gia Lộc) về tham gia, còn nhiều năm trở lại đây Ban Tổ chức lễ hội mời một làng rối nước về biểu diễn phục vụ lễ hội. 

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第1张

Một tích trò được các nghệ nhân biểu diễn. Ảnh: Nguyễn Việt.

Làng rối nước Hồng Phong, nhiều năm trở lại đây được Ban Tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc mời về biểu diễn.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt nghệ thuật rối nước làng Bồ Dương có từ thế kỷ 17. Qua những biến bố của lịch sử, đất nước và quê hương nghệ thuật rối nước Bồ Dương trải nhiều thăng trầm, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nghệ thuật múa rối nước ở đây đã ngừng hoạt động. Lớp người am hiểu, có kiến thức, kỹ năng biểu diễn, điều khiển con rối, nghệ hát, chơi nhạc cụ truyền thống dần mai một. Nhiều người dân ở Bồ Dương nghĩ chẳng thể khôi phục lại được.

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第2张

Nhiều tích trò được biểu diễn hấp dẫn du khách. Ảnh: Nguyễn Việt.

Năm 1989, một số người dân yêu nghệ thuật múa rối nước ở làng Bồ Dương, tâm huyết với nét văn hóa xưa đã cùng chung tay khôi phục lại. Mọi người đã bỏ tiền của, công sức chế tác con rối, biên đạo các tích trò, dựng lại thủy đình.

Sau nhiều nỗ lực của những người tâm huyết, nghệ thuật múa rối nước Bồ Dương đã hoạt động trở lại. Tháng 9/1992, UBND huyện Ninh Thanh (nay là huyện Ninh Giang) ra quyết định thành lập Phường nghệ thuật múa rối nước Hồng Phong, hạt nhân là những người dân làng Bồ Dương.

Từ đó đến nay, nghệ thuật biểu diễn rối nước Hồng Phong luôn được người nông dân nơi đây duy trì. Ngoài biểu diễn ở Thuỷ đình tại địa phương. Phường rối nước Hồng Phong còn nhận lời tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện lễ hội trong và ngoài tỉnh, được nhiều người xem yêu thích. 

Dưới đây phóng viên Dân Việt đã ghi lại một số hình ảnh biểu diễn nghệ thuật rối nước tại lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc:

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第3张

Theo các nghệ nhân ở làng rối nước Hồng Phong, điểm đặc sắc, hấp dẫn của Phường rối nước Hồng Phong, nằm ở cách điều khiển con rối, sao cho con rối có những cử động phức tạp, sinh động, xuất hiện bất ngờ tại các vị trí, tạo sự ngỡ ngàng, thích thú cho khán giả. Ảnh: Nguyễn Việt.


Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第4张

Ngoài ra, âm nhạc là linh hồn của vở diễn trong nghệ thuật múa rối. Do sân khấu biểu diễn là ở ngoài trời, giữa ao, hồ cho nên rối nước cần âm thanh mạnh, để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Âm nhạc rối nước mang tính hội hè, tác động mạnh đến cả người diễn lẫn người xem. Ảnh: Nguyễn Việt.


Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第5张

Những làn điệu dân ca Đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện qua giọng ca ngọt ngào, mộc mạc và đằm thắm của những người nông dân trong làng đã thổi hồn vào dàn rối nước tạo nên bức tranh làng quê sinh động, phản ánh không khí sôi động của đời sống lao động, sản xuất, lễ hội… đậm đà bản sắc. Ảnh: Nguyễn Việt.


Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第6张

Phường múa rối nước Hồng Phong có nhiều tích trò hấp dẫn trong dân gian như: múa tễu giáo đầu, múa rồng, múa tiên, chọi trâu, câu ếch, cáo bắt vịt, đấu vật… Bên cạnh đó là một số tích trò đương đại như: đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ an ninh, chống mất cắp cổ vật, tiếng trống phủ Hạ Hồng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第7张

Đặc sắc hơn cả là các vở rối cổ, rối dây mà điển hình là tích trò "Thần Kim quy dâng lửa đốt lá súy", cầu phúc, cầu an cho dân làng, trong tích trò có pháo thăng thiên bay lên, đó là hiệu lệnh bật cờ cho sân khấu rối nước… Ảnh: Nguyễn Việt.

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第8张

Du khách chăm chú xem biểu diễn rối nước. Ảnh: Nguyễn Việt.

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第9张

Khán giả vỗ tay cổ vũ, tán thưởng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第10张

Nhiều khán giả lấy điện thoại ghi lại hình ảnh các nghệ nhân Phường rối nước Hồng Phong biểu diễn rối nước. Ảnh: Nguyễn Việt.

Tham khảo thêm

Tan hoang một làng hoa nổi tiếng đất Nam Định, cánh đồng tiền tỷ đang thối rữa, nông dân mất sạch

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第11张

Một làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách TP Huế 40km, được đề xuất nâng hạng lên Di tích Quốc gia đặc biệt

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第12张

Ở một làng xa xôi của Gia Lai, dân ngày đêm canh chừng rừng gỗ quý-loài cây có tên trong sách Đỏ Việt Nam

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第13张

Vì sao lăng mộ của ông vua thứ 3 của vương triều nhà Nguyễn ở một làng của TP Huế lại "một mình một hướng"?

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第14张

Một làng cổ ở Hà Giang, đẹp như phim, ruộng bậc thang xanh ngắt, nhà cổ lợp bằng loại lá rừng

Nông dân một làng ở Hải Dương hoá thân thành nghệ nhân rối nước phục vụ khách trẩy hội đền Kiếp Bạc  第15张