(Dân trí) - Đại diện doanh nghiệp nêu quản trị theo định hướng ESG mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển đường dài song cũng gặp không ít thách thức để duy trì và thực thi tốt.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第1张

Câu chuyện quản trị, với doanh nghiệp, là yếu tố sống còn, đặc biệt trong định hướng phát triển bền vững. Hiện tại trong 3 chữ cái E, S, G, chữ G (quản trị) được đánh giá quan trọng trong định hướng đi đường dài, trở thành doanh nghiệp lớn.

Câu chuyện từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho thấy nếu quản trị tốt thì doanh nghiệp không chỉ có cơ hội sống sót trước những biến động bất thường của thời cuộc mà còn có thể đi đường dài.

Doanh nghiệp quản trị theo định hướng ESG ra sao?

Ông Nguyễn Thế Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT, cho biết E, S, G là những yếu tố tạo nên sức mạnh của tập đoàn. Ngay từ khi thành lập, tập đoàn này hướng đến cam kết xây dựng và duy trì một khung quản trị bao gồm điều lệ công ty, các quy định quản trị, các sổ tay quá trình, các hệ thống văn bản quy định, quy chế xuyên suốt trong tập đoàn đảm bảo việc triển khai một hệ thống quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả và có kỷ luật, từ tập đoàn đến công ty thành viên.

Về kinh nghiệm quản trị trong thực thi ESG, đại diện FPT cho biết, năm 2023, tập đoàn này đẩy mạnh triển khai quản trị theo phương pháp mục OKRs (mục tiêu và hiệu quả then chốt). Phương pháp trên giúp thiết lập mục tiêu thống nhất của từng cá nhân với mục tiêu của phòng ban, công ty thành viên, tập đoàn, đảm bảo đi theo đúng chiến lược, định hướng chung, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất lao động.

Các mục tiêu và kết quả của tập đoàn, các công ty thành viên, các phòng ban cũng như của từng cá nhân được báo cáo, cập nhật, theo dõi, đánh giá định kỳ và trực tuyến trên công cụ quản lý OKRs, giúp đo lường chính xác mức độ hoàn thành mục tiêu bám sát với kế hoạch chung. Tỷ lệ cá nhân hoàn thành thiết lập mục tiêu dao động ở mức cao, từ 95% đến 97% trong các kỳ.

Giữa bối cảnh khó khăn chung của thị trường và làn sóng sa thải của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, năm 2023, quy mô nhân sự của FPT (chỉ tính số nhân sự của 8 công ty con) vẫn tăng 13,6% so với cùng kỳ. Đại diện tập đoàn này cũng thông tin đơn vị tạo điều kiện để nhân sự thuộc các dân tộc thiểu số có cơ hội việc làm bình đẳng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng lao động.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第2张

Công nhân đang làm việc tại xưởng may (Ảnh: Hữu Khoa).

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Vingroup nêu quản trị doanh nghiệp được xác định là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và vẫn đảm bảo duy trì các giá trị cốt lõi của tập đoàn. Mục tiêu là để hệ thống quản trị phù hợp với mục tiêu kinh doanh tại từng thời điểm, phục vụ lợi ích lâu dài của tập đoàn và cổ đông, cũng như cân bằng hài hòa quyền lợi của các bên liên quan.

Với việc coi quản trị doanh nghiệp là kim chỉ nam, đại diện Vingroup cho biết, việc xây dựng các nguyên tắc bền vững giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho tổ chức và nâng cao khả năng cạnh tranh trong những tình huống biến động. Đồng thời, việc này cải thiện đời sống, bình đẳng của con người, cũng như duy trì tính toàn vẹn của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

"Do đó, việc tích hợp tính bền vững vào mọi hoạt động kinh doanh và chuỗi giá trị đòi hỏi sự thống nhất các ưu tiên ở cấp cao nhất của chiến lược doanh nghiệp, đại diện Vingroup nêu.

Tập đoàn do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cùng các hướng dẫn vận hành đáp ứng cả xu hướng toàn cầu lẫn lợi ích của các bên liên quan. Trưởng các phòng ban của Vingroup chịu trách nhiệm triển khai và tích hợp các sáng kiến về phát triển bền vững của tập đoàn vào hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, trưởng các phòng ban theo dõi và gửi phản hồi cho ban lãnh đạo cấp cao và nhóm công tác về phát triển bền vững của tập đoàn.

Mô hình quản trị doanh nghiệp của đơn vị này xoay quanh 4 nhân tố chính là công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và minh bạch. Đây là các nhân tố đảm bảo một mô hình quản trị tốt giúp giữ vững các giá trị cốt lõi, điều hành các hoạt động kinh doanh hiệu quả và phân tầng hợp lý hoạt động giữa các cấp trực thuộc, đồng thời tạo sự gắn kết giữa các tầng hoạt động và giữa các bộ phận chức năng để thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Trong đó, tính minh bạch được Vingroup đặc biệt coi trọng. Tập đoàn này ban hành quy chế nội bộ áp dụng cho tất cả nhân viên, nhà cung cấp và các bên liên quan, bao gồm chống rửa tiền, phòng chống hối lộ và tham nhũng; kiểm soát giao dịch nội bộ và lưu ý về luật trừng phạt của nước ngoài.

Trong cơ cấu quản trị của Vingroup, có một bộ phận quan trọng bên cạnh đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, ban giám đốc là bộ máy trung ương.

Bộ máy này thực hiện các hoạt động tập trung, có ảnh hưởng sâu rộng tới tập đoàn như quản trị, lập chính sách nhân sự và đào tạo, tư vấn pháp luật, phát triển thương hiệu, quan hệ cổ đông, nhà đầu tư và truyền thông, quản lý vốn, thực hiện các giao dịch huy động vốn và mua bán, sáp nhập, đảm bảo tỷ suất đầu tư hiệu quả và tối đa hóa lợi ích mang lại cho cổ đông.

Ngoài ra, về mặt quản trị bền vững, tập đoàn có bộ phận ESG có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo phát triển bền vững hàng năm, tổng hợp dữ liệu ESG của tất cả công ty con và phòng ban, chủ đồng đề xuất các sáng kiến ESG phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mỗi công ty con.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第2张

Lao động tại nhà máy (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long cho biết doanh nghiệp bất động sản này đã có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc với nhiều tổ chức, tập đoàn lớn, uy tín trong và ngoài nước để huy động nguồn vốn, hợp tác phát triển tạo ra việc làm trong chuỗi giá trị cung ứng tại địa phương. Công ty cũng quản trị rủi ro trong vận hành kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt là các rủi ro về môi trường, xã hội thông qua khung quản trị rủi ro chung của tập đoàn.

Gamuda Land nêu thực hành chữ G là một phần của hệ thống quản lý hiệu năng hoạt động xuyên suốt. Tập đoàn đã thiết lập chính sách và cẩm nang ESG, bao gồm quản trị bền vững, chính sách quản lý, hướng dẫn và quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) để thực hiện việc đánh giá tính trọng yếu, thu thập dữ liệu, thẩm định cũng như vai trò và trách nhiệm.

Tập đoàn này cũng phát triển một quy trình mang tính hệ thống bền vững dưới sự dẫn dắt, hỗ trợ của các chuyên gia; thực hiện một khuôn khổ quản trị lành mạnh với cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh minh bạch, tuân thủ pháp luật, có đạo đức và chuyên nghiệp.

Khi thực hành quản trị theo ESG, đại diện tập đoàn trên nhận thấy mang lại các giá trị không chỉ ngắn hạn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững và lâu dài của Gamuda Land Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Cụ thể như việc tối ưu hóa chi phí nhờ quản trị vận hành sử dụng hiệu quả tài nguyên doanh nghiệp; tuân thủ tốt hơn và nghiêm túc các quyền lợi người lao động và quản trị doanh nghiệp, từ đó tránh được các hậu quả pháp lý không mong muốn. Ngoài ra, tập đoàn có thể nâng cao uy tín thương hiệu, tạo sự tin cậy đối với khách hàng; thu hút các nhà đầu tư và các bên liên quan.

Quản trị theo định hướng ESG gặp khó khăn gì?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách như hiện nay, đại diện Nam Long cho rằng việc thực hành ESG là một thách thức lớn với doanh nghiệp về mặt cân đối chi phí và thay đổi nhận thức của các bên liên quan.

"Và khi thị trường bất động sản đang chịu nhiều áp lực từ dòng tiền, việc đầu tư thêm cho ESG đòi hỏi sự cân đối về mặt tài chính và chọn lựa các giải pháp phù hợp với bối cảnh", đại diện đơn vị này nêu.

Theo đại diện Nam Long, ESG đang trở thành một xu hướng toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, nhận thức về tầm quan trọng của ESG trong cộng đồng doanh nghiệp và khách hàng vẫn chưa cao.

Điều đó có thể làm giảm động lực cho các công ty bất động sản cũng như các bên liên quan trong việc thực hiện các tiêu chuẩn ESG. Chính công ty này cũng đang lựa chọn các tiêu chí ESG phù hợp nhất có thể trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng hài hòa được lợi ích của các bên liên quan.

Còn đại diện Gamuda Land cũng cho rằng ESG là một khái niệm phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về nhiều lĩnh vực như môi trường, xã hội và quản trị.

Thời gian đầu, việc thiếu nhân lực có kỹ năng chuyên môn để thực hiện và quản lý các chương trình ESG cũng là một khó khăn của Gamuda Land. Một khó khăn khác là việc đo lường hiệu quả của các hoạt động ESG có thể phức tạp do thiếu các tiêu chuẩn chung hoặc công cụ phù hợp.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第2张

Thực thi quản trị theo định hướng ESG hướng tới phát triển bền vững cho doanh nghiệp (Ảnh: Ngà Trịnh).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Đức Hùng, Phó chủ tịch Hội Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam, với kinh nghiệm tham gia nhiều dự án tư vấn tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm việc tư vấn hỗ trợ tăng cường quản trị công ty, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ và phát triển bền vững (ESG), cũng nhấn mạnh khó khăn trong việc quản trị theo hướng ESG liên quan đến câu chuyện cân bằng.

"Nền tảng của phát triển bền vững là cân bằng lợi ích của các bên liên quan", ông Hùng nói và cho biết nếu shareholder (cổ đông) chỉ tập trung, tối ưu hóa vào lợi nhuận của mình thì mà gạt lợi ích của những người khác, bộ phận khác đi thì sẽ không bền.

Ông Hùng cũng nêu áp lực thi quản trị theo định hướng ESG là "làm thì phải có tiền". "Những người vận hành doanh nghiệp cần phải có quan điểm cởi mở, giảm lợi nhuận nhưng phát triển bền hơn, đi đường dài, nhìn KPI theo cách phi tài chính hơn…", ông nói và nhấn mạnh câu chuyện nếu người quản trị quyết tâm, sẽ có cái nhìn cân bằng và áp lực sẽ giảm xuống.

Ông Hùng chỉ ra thêm việc quản trị theo định hướng ESG đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ khi thiếu nguồn lực từ con người, công nghệ, tài chính... "Với doanh nghiệp nhỏ, quản trị ESG là một suất đầu tư lớn phải tính toán, không như doanh nghiệp lớn có nguồn lực dài hạn", ông cho biết.

"Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG không chỉ là câu chuyện truyền thông"

Ông Hoàng Đức Hùng chỉ ra 3 động lực để doanh nghiệp quản trị theo định hướng ESG. Thứ nhất là câu chuyện tuân thủ pháp luật khi thực thi bởi Nhà nước cũng có khung cơ chế cụ thể cho hoạt động này.

Thứ hai là có thể tiếp cận nguồn vốn, giúp dòng vốn chảy vào doanh nghiệp ưu đãi, sẵn có hơn trong bối cảnh vay vốn khó khăn. "Doanh nghiệp nào cần đi gọi vốn thì đầu tư ESG rất chăm chỉ", ông nói.

Thứ ba là tính hiệu quả và tối ưu của vận hành, sẽ giúp ích cho doanh nghiệp và chính người lao động cũng sẽ ở lại.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第2张

Báo Dân trí tổ chức hội thảo "Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG - Làm gì, từ đâu?" ngày 29/8 tại TPHCM.

Ông Hùng cũng nêu quan điểm quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG không chỉ là câu chuyện truyền thông, làm đối phó mà phải xây dựng thành chiến lược phát triển lâu dài. Trước câu hỏi doanh nghiệp sẽ ra sao nếu "chậm chân" trong việc quản trị theo định hướng ESG, ông Hùng cho rằng cơ chế phát triển thị trường sẽ buộc doanh nghiệp phải đi theo, tùy từng ngành, đặc biệt là sản xuất. Nếu không phát triển, bản thân doanh nghiệp sẽ mất yếu tố cạnh tranh.

"Nếu càng chậm, càng tốn nhiều chi phí còn làm sớm vất lúc đầu nhưng về sau sẽ nhàn. Lãnh đạo phải định hướng chiến lược, đánh giá vị thế và cần biết đi đến đâu", ông nói.

Báo Dân trí tổ chức Hội thảo "Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG - Làm gì, từ đâu?" vào ngày 29/8 tại TPHCM. Hội thảo này là sự kiện vệ tinh nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn ESG Việt Nam 2024 . Diễn giả của hội thảo là những chuyên gia hàng đầu về quản trị doanh nghiệp, về ESG. 

Khách tham gia hội thảo có cơ hội kết nối với chuyên gia có kinh nghiệm về ESG và quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG; tiếp cận giải pháp quản trị theo định hướng ESG - yếu tố sống còn với doanh nghiệp hướng tới tối đa hóa hiệu quả, lợi nhuận, phát triển bền vững. 

ESG - Phát triển bền vững

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?

(Dân trí) - Đại diện doanh nghiệp nêu quản trị theo định hướng ESG mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển đường dài song cũng gặp không ít thách thức để duy trì và thực thi tốt.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第1张

Câu chuyện quản trị, với doanh nghiệp, là yếu tố sống còn, đặc biệt trong định hướng phát triển bền vững. Hiện tại trong 3 chữ cái E, S, G, chữ G (quản trị) được đánh giá quan trọng trong định hướng đi đường dài, trở thành doanh nghiệp lớn.

Câu chuyện từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho thấy nếu quản trị tốt thì doanh nghiệp không chỉ có cơ hội sống sót trước những biến động bất thường của thời cuộc mà còn có thể đi đường dài.

Doanh nghiệp quản trị theo định hướng ESG ra sao?

Ông Nguyễn Thế Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT, cho biết E, S, G là những yếu tố tạo nên sức mạnh của tập đoàn. Ngay từ khi thành lập, tập đoàn này hướng đến cam kết xây dựng và duy trì một khung quản trị bao gồm điều lệ công ty, các quy định quản trị, các sổ tay quá trình, các hệ thống văn bản quy định, quy chế xuyên suốt trong tập đoàn đảm bảo việc triển khai một hệ thống quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả và có kỷ luật, từ tập đoàn đến công ty thành viên.

Về kinh nghiệm quản trị trong thực thi ESG, đại diện FPT cho biết, năm 2023, tập đoàn này đẩy mạnh triển khai quản trị theo phương pháp mục OKRs (mục tiêu và hiệu quả then chốt). Phương pháp trên giúp thiết lập mục tiêu thống nhất của từng cá nhân với mục tiêu của phòng ban, công ty thành viên, tập đoàn, đảm bảo đi theo đúng chiến lược, định hướng chung, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất lao động.

Các mục tiêu và kết quả của tập đoàn, các công ty thành viên, các phòng ban cũng như của từng cá nhân được báo cáo, cập nhật, theo dõi, đánh giá định kỳ và trực tuyến trên công cụ quản lý OKRs, giúp đo lường chính xác mức độ hoàn thành mục tiêu bám sát với kế hoạch chung. Tỷ lệ cá nhân hoàn thành thiết lập mục tiêu dao động ở mức cao, từ 95% đến 97% trong các kỳ.

Giữa bối cảnh khó khăn chung của thị trường và làn sóng sa thải của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, năm 2023, quy mô nhân sự của FPT (chỉ tính số nhân sự của 8 công ty con) vẫn tăng 13,6% so với cùng kỳ. Đại diện tập đoàn này cũng thông tin đơn vị tạo điều kiện để nhân sự thuộc các dân tộc thiểu số có cơ hội việc làm bình đẳng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng lao động.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第7张

Công nhân đang làm việc tại xưởng may (Ảnh: Hữu Khoa).

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Vingroup nêu quản trị doanh nghiệp được xác định là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và vẫn đảm bảo duy trì các giá trị cốt lõi của tập đoàn. Mục tiêu là để hệ thống quản trị phù hợp với mục tiêu kinh doanh tại từng thời điểm, phục vụ lợi ích lâu dài của tập đoàn và cổ đông, cũng như cân bằng hài hòa quyền lợi của các bên liên quan.

Với việc coi quản trị doanh nghiệp là kim chỉ nam, đại diện Vingroup cho biết, việc xây dựng các nguyên tắc bền vững giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho tổ chức và nâng cao khả năng cạnh tranh trong những tình huống biến động. Đồng thời, việc này cải thiện đời sống, bình đẳng của con người, cũng như duy trì tính toàn vẹn của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

"Do đó, việc tích hợp tính bền vững vào mọi hoạt động kinh doanh và chuỗi giá trị đòi hỏi sự thống nhất các ưu tiên ở cấp cao nhất của chiến lược doanh nghiệp, đại diện Vingroup nêu.

Tập đoàn do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cùng các hướng dẫn vận hành đáp ứng cả xu hướng toàn cầu lẫn lợi ích của các bên liên quan. Trưởng các phòng ban của Vingroup chịu trách nhiệm triển khai và tích hợp các sáng kiến về phát triển bền vững của tập đoàn vào hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, trưởng các phòng ban theo dõi và gửi phản hồi cho ban lãnh đạo cấp cao và nhóm công tác về phát triển bền vững của tập đoàn.

Mô hình quản trị doanh nghiệp của đơn vị này xoay quanh 4 nhân tố chính là công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và minh bạch. Đây là các nhân tố đảm bảo một mô hình quản trị tốt giúp giữ vững các giá trị cốt lõi, điều hành các hoạt động kinh doanh hiệu quả và phân tầng hợp lý hoạt động giữa các cấp trực thuộc, đồng thời tạo sự gắn kết giữa các tầng hoạt động và giữa các bộ phận chức năng để thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Trong đó, tính minh bạch được Vingroup đặc biệt coi trọng. Tập đoàn này ban hành quy chế nội bộ áp dụng cho tất cả nhân viên, nhà cung cấp và các bên liên quan, bao gồm chống rửa tiền, phòng chống hối lộ và tham nhũng; kiểm soát giao dịch nội bộ và lưu ý về luật trừng phạt của nước ngoài.

Trong cơ cấu quản trị của Vingroup, có một bộ phận quan trọng bên cạnh đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, ban giám đốc là bộ máy trung ương.

Bộ máy này thực hiện các hoạt động tập trung, có ảnh hưởng sâu rộng tới tập đoàn như quản trị, lập chính sách nhân sự và đào tạo, tư vấn pháp luật, phát triển thương hiệu, quan hệ cổ đông, nhà đầu tư và truyền thông, quản lý vốn, thực hiện các giao dịch huy động vốn và mua bán, sáp nhập, đảm bảo tỷ suất đầu tư hiệu quả và tối đa hóa lợi ích mang lại cho cổ đông.

Ngoài ra, về mặt quản trị bền vững, tập đoàn có bộ phận ESG có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo phát triển bền vững hàng năm, tổng hợp dữ liệu ESG của tất cả công ty con và phòng ban, chủ đồng đề xuất các sáng kiến ESG phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mỗi công ty con.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第8张

Lao động tại nhà máy (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long cho biết doanh nghiệp bất động sản này đã có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc với nhiều tổ chức, tập đoàn lớn, uy tín trong và ngoài nước để huy động nguồn vốn, hợp tác phát triển tạo ra việc làm trong chuỗi giá trị cung ứng tại địa phương. Công ty cũng quản trị rủi ro trong vận hành kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt là các rủi ro về môi trường, xã hội thông qua khung quản trị rủi ro chung của tập đoàn.

Gamuda Land nêu thực hành chữ G là một phần của hệ thống quản lý hiệu năng hoạt động xuyên suốt. Tập đoàn đã thiết lập chính sách và cẩm nang ESG, bao gồm quản trị bền vững, chính sách quản lý, hướng dẫn và quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) để thực hiện việc đánh giá tính trọng yếu, thu thập dữ liệu, thẩm định cũng như vai trò và trách nhiệm.

Tập đoàn này cũng phát triển một quy trình mang tính hệ thống bền vững dưới sự dẫn dắt, hỗ trợ của các chuyên gia; thực hiện một khuôn khổ quản trị lành mạnh với cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh minh bạch, tuân thủ pháp luật, có đạo đức và chuyên nghiệp.

Khi thực hành quản trị theo ESG, đại diện tập đoàn trên nhận thấy mang lại các giá trị không chỉ ngắn hạn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững và lâu dài của Gamuda Land Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Cụ thể như việc tối ưu hóa chi phí nhờ quản trị vận hành sử dụng hiệu quả tài nguyên doanh nghiệp; tuân thủ tốt hơn và nghiêm túc các quyền lợi người lao động và quản trị doanh nghiệp, từ đó tránh được các hậu quả pháp lý không mong muốn. Ngoài ra, tập đoàn có thể nâng cao uy tín thương hiệu, tạo sự tin cậy đối với khách hàng; thu hút các nhà đầu tư và các bên liên quan.

Quản trị theo định hướng ESG gặp khó khăn gì?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách như hiện nay, đại diện Nam Long cho rằng việc thực hành ESG là một thách thức lớn với doanh nghiệp về mặt cân đối chi phí và thay đổi nhận thức của các bên liên quan.

"Và khi thị trường bất động sản đang chịu nhiều áp lực từ dòng tiền, việc đầu tư thêm cho ESG đòi hỏi sự cân đối về mặt tài chính và chọn lựa các giải pháp phù hợp với bối cảnh", đại diện đơn vị này nêu.

Theo đại diện Nam Long, ESG đang trở thành một xu hướng toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, nhận thức về tầm quan trọng của ESG trong cộng đồng doanh nghiệp và khách hàng vẫn chưa cao.

Điều đó có thể làm giảm động lực cho các công ty bất động sản cũng như các bên liên quan trong việc thực hiện các tiêu chuẩn ESG. Chính công ty này cũng đang lựa chọn các tiêu chí ESG phù hợp nhất có thể trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng hài hòa được lợi ích của các bên liên quan.

Còn đại diện Gamuda Land cũng cho rằng ESG là một khái niệm phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về nhiều lĩnh vực như môi trường, xã hội và quản trị.

Thời gian đầu, việc thiếu nhân lực có kỹ năng chuyên môn để thực hiện và quản lý các chương trình ESG cũng là một khó khăn của Gamuda Land. Một khó khăn khác là việc đo lường hiệu quả của các hoạt động ESG có thể phức tạp do thiếu các tiêu chuẩn chung hoặc công cụ phù hợp.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第9张

Thực thi quản trị theo định hướng ESG hướng tới phát triển bền vững cho doanh nghiệp (Ảnh: Ngà Trịnh).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Đức Hùng, Phó chủ tịch Hội Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam, với kinh nghiệm tham gia nhiều dự án tư vấn tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm việc tư vấn hỗ trợ tăng cường quản trị công ty, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ và phát triển bền vững (ESG), cũng nhấn mạnh khó khăn trong việc quản trị theo hướng ESG liên quan đến câu chuyện cân bằng.

"Nền tảng của phát triển bền vững là cân bằng lợi ích của các bên liên quan", ông Hùng nói và cho biết nếu shareholder (cổ đông) chỉ tập trung, tối ưu hóa vào lợi nhuận của mình thì mà gạt lợi ích của những người khác, bộ phận khác đi thì sẽ không bền.

Ông Hùng cũng nêu áp lực thi quản trị theo định hướng ESG là "làm thì phải có tiền". "Những người vận hành doanh nghiệp cần phải có quan điểm cởi mở, giảm lợi nhuận nhưng phát triển bền hơn, đi đường dài, nhìn KPI theo cách phi tài chính hơn…", ông nói và nhấn mạnh câu chuyện nếu người quản trị quyết tâm, sẽ có cái nhìn cân bằng và áp lực sẽ giảm xuống.

Ông Hùng chỉ ra thêm việc quản trị theo định hướng ESG đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ khi thiếu nguồn lực từ con người, công nghệ, tài chính... "Với doanh nghiệp nhỏ, quản trị ESG là một suất đầu tư lớn phải tính toán, không như doanh nghiệp lớn có nguồn lực dài hạn", ông cho biết.

"Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG không chỉ là câu chuyện truyền thông"

Ông Hoàng Đức Hùng chỉ ra 3 động lực để doanh nghiệp quản trị theo định hướng ESG. Thứ nhất là câu chuyện tuân thủ pháp luật khi thực thi bởi Nhà nước cũng có khung cơ chế cụ thể cho hoạt động này.

Thứ hai là có thể tiếp cận nguồn vốn, giúp dòng vốn chảy vào doanh nghiệp ưu đãi, sẵn có hơn trong bối cảnh vay vốn khó khăn. "Doanh nghiệp nào cần đi gọi vốn thì đầu tư ESG rất chăm chỉ", ông nói.

Thứ ba là tính hiệu quả và tối ưu của vận hành, sẽ giúp ích cho doanh nghiệp và chính người lao động cũng sẽ ở lại.

Quản trị theo ESG: FPT, Vingroup và loạt doanh nghiệp đang thực hiện sao?  第10张

Báo Dân trí tổ chức hội thảo "Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG - Làm gì, từ đâu?" ngày 29/8 tại TPHCM.

Ông Hùng cũng nêu quan điểm quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG không chỉ là câu chuyện truyền thông, làm đối phó mà phải xây dựng thành chiến lược phát triển lâu dài. Trước câu hỏi doanh nghiệp sẽ ra sao nếu "chậm chân" trong việc quản trị theo định hướng ESG, ông Hùng cho rằng cơ chế phát triển thị trường sẽ buộc doanh nghiệp phải đi theo, tùy từng ngành, đặc biệt là sản xuất. Nếu không phát triển, bản thân doanh nghiệp sẽ mất yếu tố cạnh tranh.

"Nếu càng chậm, càng tốn nhiều chi phí còn làm sớm vất lúc đầu nhưng về sau sẽ nhàn. Lãnh đạo phải định hướng chiến lược, đánh giá vị thế và cần biết đi đến đâu", ông nói.

Báo Dân trí tổ chức Hội thảo "Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG - Làm gì, từ đâu?" vào ngày 29/8 tại TPHCM. Hội thảo này là sự kiện vệ tinh nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn ESG Việt Nam 2024 . Diễn giả của hội thảo là những chuyên gia hàng đầu về quản trị doanh nghiệp, về ESG. 

Khách tham gia hội thảo có cơ hội kết nối với chuyên gia có kinh nghiệm về ESG và quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG; tiếp cận giải pháp quản trị theo định hướng ESG - yếu tố sống còn với doanh nghiệp hướng tới tối đa hóa hiệu quả, lợi nhuận, phát triển bền vững.