Dự án "Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng" được thực hiện tại phường Phổ Thạnh với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn đồng muối truyền thống, phát huy văn hóa Sa Huỳnh và phát triển du lịch cộng đồng.
Dự án “Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng” được thực hiện tại phường Phổ Thạnh từ tháng 5/2024 đến tháng 10/2025. Ảnh: T.N.
Để thực hiện các mục tiêu đó, Dự án sẽ hỗ trợ người dân địa phương các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực trong bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn, trồng cây ngập mặn, sản xuất muối sạch trên nền đất, xây dựng hoạt động du lịch cộng đồng gắn với đồng muối truyền thống Sa Huỳnh.
Hệ sinh thái cây ngập mặn là một giải pháp hữu ích để lọc nước mặn đi vào ruộng muối Sa Huỳnh, giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt trên đầm nước mặn nhằm ngăn ngừa ô nhiễm từ vi nhựa và kim loại nặng. Từ đó, tăng sinh kế cho diêm dân Sa Huỳnh và phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ sinh thái, văn hóa truyền thống Sa Huỳnh.
Dự án “Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng” được thực hiện tại phường Phổ Thạnh từ tháng 5/2024 đến tháng 10/2025. Ảnh: T.N.
Dự án có sự tham gia của các chuyên gia: Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn – Chuyên gia Sinh thái học Trường Đại học Đà Lạt; Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh – Chuyên gia Bảo tồn biển, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Mô hình phân loại rác thải tại nguồn được Ban điều hành Dự án thống nhất triển khai thực hiện thí điểm tại Khu dân cư số 1, 3, 4 của Tổ dân phố Thạnh Đức 2. Mong rằng hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của mô hình sẽ kêu gọi người dân trên toàn phường cùng chung tay thực hiện để giảm lượng rác thải sinh hoạt, góp phần giải quyết vấn đề rác thải hiện nay. Qua Dự án cũng hình thành trong cộng đồng dân cư lối sống văn minh, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống thân thiện, lành mạnh.
Qua Dự án cũng hình thành trong cộng đồng dân cư lối sống văn minh, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống thân thiện, lành mạnh. Ảnh: T.N.
Hiện nay, mô hình vườn ươm cây ngập mặn "cây đưng" được xây dựng tại đồng muối Sa Huỳnh với diện tích là 15m2 gồm 600 cây giống. Được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn – Chuyên gia Sinh thái học Trường Đại Học Đà Lạt, bà con vùng Dự án đã vô bầu cây và đang trong quá trình chăm sóc thuận lợi.
Một nông dân thuộc Dự án chia sẻ: "Bà con nông dân tại vùng Dự án rất quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung phân loại rác thải, bảo vệ vườn ươm để tái tạo lại rừng ngập mặn, giữ nguồn nước biển và nâng cao chất lượng muối. Cũng từ đó tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng với rừng đưng, chim cò, cá, tôm, cua..., phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, diêm dân có thêm nguồn sinh kế để cải thiện thu nhập".
Mô hình vườn ươm cây ngập mặn “cây đưng” được xây dựng tại đồng muối Sa Huỳnh với diện tích là 15m2 gồm 600 cây giống. Ảnh: T.N.
Dự án "Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng" tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện với tổng kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ hơn 1,1 tỷ đồng; phần còn lại từ nguồn vốn lồng ghép và đối ứng.
Đăng thảo luận