Ngoài các giải pháp công trình, TP.HCM có 312 đội xung kích với khoảng 21.000 người sẽ kịp thời ứng phó khi có sự cố đê bao, bờ bao, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho người dân.

TP.HCM có 312 đội xung kích với 21.000 người sẵn sàng ứng phó vỡ bờ bao mùa mưa bão  第1张

5 huyện ngoại thành có nguy cơ vỡ đê bao, bờ bao mùa mưa lũ - Ảnh: CHÂU TUẤN

Chiều 19-9, tại họp báo kinh tế - xã hội, ông Nguyễn Đức Vũ - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP.HCM - cho biết tình hình mưa bão có thể ảnh hưởng đến 5 huyện ngoại thành và một số quận vùng ven.

Để chủ động ứng phó khi có tình huống vỡ đê bao, bờ bao, sạt lở, hằng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đã phối hợp với các quận huyện, chủ đầu tư rà soát toàn bộ khu vực nhằm phát hiện các vị trí có nguy cơ, chủ động gia cố.

Qua rà soát, TP.HCM cũng phát hiện 32 điểm sạt lở trên sông rạch. Trong đó, 24 điểm đã được gia cố, còn 8 điểm đang làm báo cáo TP.HCM để xin chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, toàn TP.HCM có hệ thống thủy lợi để kiểm soát triều cường. Thời gian qua các địa phương đã chủ động gia cố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cũng đã thực hiện gia cố, sửa chữa các hệ thống được phân công quản lý.

  • Video: Bờ bao bị vỡ, trăm hộ dân ngập trong biển nước

  • Vỡ bờ bao tại quận 8, hàng trăm hộ dân ngập chìm trong nước

  • Bờ bao công trình chống ngập bị vỡ, gây ngập cả đêm ở phường Linh Đông

Thông tin thêm, ông Vũ cho biết hiện TP có 312 đội xung kích với khoảng 21.000 người. Nếu có sự cố vỡ đê bao, bờ bao, các đội xung kích này sẽ ứng phó xử lý ngay, hạn chế thấp nhất về tính mạng và tài sản của người dân.

Cũng tại họp báo, ông Hồ Hữu Hải - phó phòng công viên cây xanh Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM - thông tin trước mùa mưa bão trung tâm đã thực hiện cắt tỉa các cành nhánh cây xanh, thường xuyên rà soát các cây xanh có cành nhánh phát triển mạnh, các cành sam mục, nguy cơ gãy nhánh, xử lý nhánh khô, hạ thấp chiều cao cây và rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn phân cấp quản lý.

Cụ thể, TP.HCM cũng đã hạ thấp chiều cao của 193 cây và thay thế 2.765 cây xanh hư hại, khiếm khuyết, chết khô.

Trực 24/24 để kịp thời xử lý sự cố cây xanh

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đã thông tin khuyến cáo người dân hạn chế lưu thông, không dừng, đỗ xe, trú mưa dưới gốc cây khi trời mưa, dông lốc.

Các nhà thầu cũng đã phát loa thông tin khuyến cáo người dân rời khỏi công viên, tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời chuyển mưa, dông lốc và khuyến cáo người dân tạm thời chưa vào công viên sau khi mưa đã tạnh nhằm phòng tránh rủi ro khi cây xanh trong công viên rơi, gãy cành nhánh, ngã đổ.

Thời gian tới, trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn cây xanh đường phố như kiểm tra, phát hiện, xử lý cây xanh mất an toàn. Tổ chức ứng trực 24/24 chú trọng vào các thời điểm mưa bão, cũng như việc bố trí tăng cường phương tiện, thiết bị để kịp thời, chủ động xử lý, giải quyết trong mọi tình huống.