Khi nhận tặng thưởng Biên đạo xuất sắc và giải vàng cho vở múa Nàng Mây mới đây, Nguyễn Hải Trường đã rưng rưng nhớ về "tuổi thơ dữ dội" nơi đất nghèo miền Trung.

Trái ngọt từ sương gió của Hải Trường  第1张

Hình ảnh trong vở múa Nàng Mây

Biên đạo múa Hải Trường vừa được trao danh hiệu Biên đạo xuất sắc, còn vở Nàng Mây do anh biên đạo được trao giải vàng tại Liên hoan Múa quốc tế 2024, do Bộ VH-TT&DL tổ chức tại TP Huế.

Đã từng giành nhiều giải thưởng nhưng lần này là giải trong một sân chơi quốc tế, khiến Hải Trường rất vui. Anh đã gặt những trái ngọt của mình sau những tháng năm bền bỉ, kiên gan với múa.

Hải Trường hiện giảng dạy tại Học viện Múa Việt Nam (Hà Nội). Anh cũng tập hợp những diễn viên múa tài năng cùng dìu nhau làm nghề và sáng tạo.

Trường thuộc hàng đắt sô lễ hội, các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị khắp cả nước. 12 năm gắn bó với nghề, anh được biết đến với nhiều sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng, các đề tài về văn hóa dân tộc.

Trái ngọt từ sương gió của Hải Trường  第2张

Biên đạo múa Nguyễn Hải Trường

Tác phẩm múa Côn Đảo ngày trở về do Trường biên đạo đã giành giải B của Giải thưởng tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2023.

Nhiều tác phẩm khai thác "tài nguyên" văn hóa dân tộc của Hải Trường cũng giành được những giải thưởng cao tại các cuộc thi, liên hoan múa.

Như tác phẩm Lễ bỏ mả giành giải A cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam (2016) do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức; tác phẩm Một ngày trên bản giành giải C giải thưởng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2017).

Và tác phẩm Cuội già mang về cho Hải Trường giải nhất cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc năm 2019 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức.

Nhưng Nàng Mây là một bước chuyển mới của Hải Trường. Ở tác phẩm này, Hải Trường sử dụng chất liệu múa dân gian kết hợp với múa đương đại để kể những câu chuyện về đời sống văn hóa của người Việt, gắn với nghề truyền thống mây tre đan.

Hải Trường đã đi tới nhiều làng nghề mây tre đan, đến Huế nơi có xóm làm nghề lên rừng kiếm mây về làm nguyên liệu.

  • Khám phá ‘bản ngã’ con người qua vở múa đương đại Phản chiếu

  • Khám phá 'niềm thân mật' cùng vở múa đương đại Jakob

  • Khán giả nhiều lứa tuổi xúc động với vở kịch múa đương đại Hoàng hôn

Tại đây Trường tận mắt thấy người dân vất vả, băng rừng lội suối khai thác mây, dụng công tạo những thanh mây mềm để đan.

Kết quả là những sản phẩm tinh xảo đầy hồn vía dân tộc của nghề mây tre đan được đưa lên sân khấu thành những điệu múa tuyệt đẹp tôn vinh sự khéo léo và thẩm mỹ tinh tế của người Việt.

Để có những vở múa gói được những tâm tình làm rung động lòng người vì mặn mòi vị đời như thế, Hải Trường ngoài tài năng còn có một hành trang giàu trải nghiệm của người có tuổi thơ nhọc nhằn ở miền Trung.

Vì hoàn cảnh riêng, suốt tuổi thơ Hải Trường thiếu vắng tình cảm của cha.

Hải Trường lớn lên bằng những đồng tiền đẫm mồ hôi bởi mẹ làm phụ hồ còn mình lăn lộn hái măng, đánh cá.

Tất cả những sương gió tuổi thơ ấy hòa thành những vở múa lay động của Hải Trường.