Với tôi, vợ chẳng học qua lớp quản lý tài chính nào, nên chẳng cớ gì nghĩ mình giữ tiền giỏi hơn chồng cả, ai cũng như ai mà thôi.
Tôi luôn nghĩ rằng, đàn ông nên nghĩ và làm những điều lớn lao, chứ lương đưa vợ giữ hết thì nghĩ với làm gì lớn được? Nhiều ông chồng đến những nhu cầu cơ bản như xăng xe, điện thoại, ăn uống cũng phải xin vợ thì vốn ở đâu mà nghĩ với làm lớn? Quản lý tài chính cá nhân, tài chính gia đình mà còn không biết thì đừng nghĩ sẽ làm được chuyện khác. Tôi thấy đàn ông không có tiền ra đường đã thấy dại, không dám làm gì rồi.
Nói về chuyện để vợ làm 'tay hòm chiều khóa', điều gì đảm bảo là các chị giỏi chi tiêu, quản lý tiền bạc hơn cánh mày râu? Các chị vợ có học qua khóa học tài chính nào không? Hay tất cả chỉ là cảm quan?
Thực tế, tôi từng chứng kiến nhiều anh chồng nhận trái đắng khi để toàn bộ lương cho vợ giữ. Đàn ông là trụ cột trong gia đình, không xét nét những cái nhỏ nhặt, nhưng những việc lớn như mua nhà, mua xe, chi phí cho con cái học hành, chi phí ngoại giao xã hội... thì phải biết, nắm chắc và có kế hoạch rõ ràng. Chứ để hết trứng vào một giỏ, đến lúc cái giỏ đó thủng thì chỉ biết than 'giá mà'.
Nhiều người vẫn bị ảnh hưởng bởi câu nói vợ là 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình. Nhưng rất nhiều 'tay hòm chìa khóa' ở quanh chỗ tôi đã khiến cho chồng con không còn nhà mà về, vì bị chủ nợ đến đòi tiền, trong khi họ làm công việc chân tay, lương không cao nhưng chi phí sống không đáng kể.
>> 'Vợ phát tiền tiêu vặt cho chồng 200.000 đồng mỗi tuần'
Nhà ở quê, đất tổ tiên không phải mua, có sửa sang chút ít để đủ chỗ sinh hoạt, vậy mà một gia đình nọ có bốn người nợ tới vài trăm triệu đồng - con số không nhỏ với người vùng quê chỉ quanh năm trồng lúa. Vấn đề là người vợ, người mẹ trong gia đình đó không biết cách chi tiêu, mua sắm bừa bãi, chiều con vô tội vạ (mua xe đẹp, điện thoại xịn) trong khi đó nó chỉ làm công nhân, nay làm mai nghỉ. Vay nợ chỗ này, bù nợ chỗ khác, tiền lãi cứ thế cộng dồn dần nên một khoản lớn, khiến cả gia đình điêu đứng.
Đàn ông là trụ cột gia đình, đồng tiền làm ra còn không biết tự quản lý sao cho gia đình ổn định, tương lai phát triển, thì còn làm được gì? Đừng hy vọng các bà vợ sẽ giỏi chuyện đó vì ai cũng như ai mà thôi, có học qua trường lớp quản lý tài chính nào đâu mà dám vỗ ngực nói 'tôi giỏi quản lý tiền'. Đàn ông xét nét, keo kiệt thì gia đình ngột ngạt, còn quá hào phóng, vung tay quá trán thì gia đình ở bờ vực báo động.
Với tôi, hai vợ chồng hãy có quỹ chung và riêng. Mỗi người tự giác quản lý, phát triển các quỹ này, các vấn đề chi tiêu đều cần đưa ra bàn bạc công khai. Mục đích chung là để giữ ổn định ,phát triển tài chính gia đình.Lúc thịnh phải nghĩ đến lúc suy, lúc khỏe mạnh phải nghĩ đến ốm đau mà có kế hoạch cho hợp lý. Có như vậy hạnh phúc gia đình mới bền vững được.
Bạn có đồng tình với quan điểm trên?
- Nhà tôi để chồng giữ tiền
- 'Tôi hạnh phúc dù mỗi tháng phải nộp lương cho vợ 40 triệu đồng'
- Vợ chồng 40 năm nộp hết lương, thưởng vào quỹ chung
- Tôi không muốn chồng nộp hết lương rồi lại xin tiền vợ
- Vợ chồng tôi không động vào tiền của nhau
- Tư tưởng 'vợ giữ hết lương chồng'
Đăng thảo luận