Là một đại biểu trong ngành giáo dục, bà đánh giá như thế nào trước “ma trận” các khoản thu đầu năm học?
Vấn đề này đã diễn ra từ lâu và cứ đến đầu năm học lại được nói tới. Rất nhiều phụ huynh, học sinh phản ánh về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều, thu sai nguyên tắc, tức là lạm thu. Tôi nhìn nhận vấn đề này ở hai khía cạnh.
Cần rà soát, quản lý tốt hơn các đầu sách tham khảo (Ảnh minh họa)
Thứ nhất, tại sao lại phải có những khoản thu ngoài? Hầu hết các khoản thu này đều nằm ở khối công lập chứ không phải ngoài công lập. Với các cơ sở giáo dục công lập, Nhà nước phân bổ kinh phí theo quy định. Chính vì mức đầu tư còn thấp, nên phải xã hội hóa một số khoản. Một mặt xuất phát từ nhu cầu của nhà trường, mặt khác từ nhu cầu của chính phụ huynh học sinh. Ví dụ, lớp học chỉ có quạt điện, ngân sách không chi trả lắp điều hòa, muốn có, phụ huynh phải trang bị. Hay hệ thống âm thanh, muốn hiện đại, tốt hơn thì có thể xã hội hóa, rồi nước uống, và nhiều thứ khác.
Về phía nhà trường, tôi được biết, ngoài lương giáo viên, ngân sách còn chi một khoản chi thường xuyên cho nhà trường, nhưng không nhiều. Qua khảo sát của tôi tại một số trường học ở Hải Dương, số tiền đó chỉ dao động từ 90 - 150 triệu đồng. Số tiền này chi cho một năm học với rất nhiều hoạt động là rất ít ỏi, nên buộc phải xã hội hóa.
Để tránh tình trạng lạm thu, HĐND các tỉnh, thành phố đã ban hành danh mục các khoản phải đóng góp, nhà trường được xã hội hóa nhưng cũng quy định không quá bao nhiêu tiền. Nếu thu ngoài danh mục ban hành là thu sai.
Vậy giải pháp căn cơ cho vấn đề này là gì, theo bà?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga.Trước tiên về thể chế, cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát lại việc giao kinh phí cho các trường, nếu được thì nên cải thiện. Đi tiếp xúc cử tri, tôi thấy cử tri ý kiến rất nhiều vì định mức giao cho các trường rất thấp, vô cùng loay hoay, rất khó khăn. Do vậy, buộc phải xã hội hóa và ranh giới lạm thu là rất mong manh.
Đối với phụ huynh, tôi rất mong phải tìm hiểu thật kỹ những khoản thu góp đầu năm học, khoản nào bắt buộc, khoản nào xã hội hóa. Đặc biệt, khi họp hội phụ huynh học sinh (hội cha mẹ học sinh), có thể vài người khởi xướng, rồi quyết thay cho tập thể, mặc dù có thể những khoản thu đó chưa phù hợp với điều kiện của các gia đình khác. Phụ huynh thấy những khoản thu không hợp lý, cần phản ánh với những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, xem khoản thu đó ra sao.
Về phía nhà trường, phải thực hiện tốt các quy định đã ban hành và cần giải thích rõ ràng, rành mạch về mỗi khoản thu.
Ngoài lạm thu, sách giáo khoa, sách tham khảo cũng là vấn đề bức xúc, lãng phí. Bà nhìn nhận thế nào và giải pháp cho vấn đề này ra sao?
Trước đây, mọi người hay nói nhiều đến việc sách giáo khoa với hình thức có bài tập cho học sinh điền luôn vào, chỉ sử dụng được một lần. Nhưng hiện nay, sau phản ánh kiến nghị, tôi được biết đã khắc phục được tình trạng này. Sách giáo khoa không còn kết cấu theo kiểu học sinh điền luôn vào nữa, trừ những cuốn như vở bài tập, có in đề bài, rồi để trống cho học sinh làm, dùng một lần như thế không gọi là sách giáo khoa.
“Với sách tham khảo, cần rà soát, quản lý tốt hơn nữa, tránh tình trạng cứ viết làng nhàng rồi xuất bản, đẩy phụ huynh vào “ma trận” khủng khiếp”
Bà Nguyễn Thị Việt Nga
Thế nhưng, hiện mọi người đang băn khoăn, khi thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa, giao quyền chọn sách cho các cơ sở đào tạo. Nếu có sự thay đổi, ví dụ năm nay chọn bộ sách A, sang năm lại lựa chọn bộ sách B, sẽ dẫn tới lãng phí. Ngay cả sách mua về thư viện nhà trường rồi, nhưng vì không chọn nữa, cũng chỉ mang tính chất tham khảo, ít người sử dụng. Rồi một phần nhỏ lãng phí khác là các em học sinh chuyển trường, phải bỏ bộ sách cũ, mua sách mới.
Nhìn chung, sách giáo khoa dùng một lần đã cơ bản được khắc phục. Chỉ còn thực trạng sách tham khảo hiện nay nhiều quá, đôi khi phải mua những cuốn không cần thiết, gây lãng phí. Không phải phụ huynh nào cũng có đủ hiểu biết để phân biệt được cuốn nào thực sự cần thiết cho con mình. Chọn sách là việc của giáo viên, không phải việc của phụ huynh học sinh. Sách tham khảo in nhiều quá, xuất bản quá nhiều khiến phụ huynh rơi vào “ma trận”. Muốn mua cho con vài cuốn tham khảo cũng chẳng biết mua cuốn nào, vì nhiều đầu sách cũng na ná như nhau.
Nghịch lý thiếu biên chế giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản, trong khi học sinh ngày càng đông hơn xảy ra ở nhiều nơi. Giải pháp cho vấn đề này ra sao, thưa bà?
Về biên chế, Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý, nhưng Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý chuyên môn, ban hành quy định về quy mô trường lớp, trường chuẩn, lớp chuẩn… Hiện đang có sự vênh nhau ở chỗ đó. Với tổng số biên chế được giao, bao giờ cũng thiếu nếu thực hiện theo quy định của ngành giáo dục. Số lượng học sinh cứ tăng qua từng năm, nhưng lại phải giảm biên chế 10%. Các tỉnh nói không giảm biên chế ngành giáo dục, nhưng ý kiến khác lại bảo, không giảm giáo dục thì giảm ở đâu, vì ngành giáo dục bao giờ cũng chiếm nhiều biên chế nhất. Đấy là bài toán rất nan giải.
Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, thông tư liên quan đến trường lớp của Bộ GD&ĐT cần rà soát lại thật kỹ, vì hiện quy mô lớp học trên thực tế khác nhiều so với quy định. Ví dụ, trước đây khi điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, quy mô lớp học khác, mỗi lớp không quá 45 em. Nhưng hiện nay chúng ta đã có rất nhiều phương tiện hỗ trợ giáo viên. Khi đã ứng dụng tối đa các phương tiện hiện đại, tại sao chúng ta không rà soát, để quy mô to hơn một chút, lớp học đông hơn một chút nhưng vẫn dạy, vẫn học bình thường. Nếu làm điều này, bài toán thiếu giáo viên sẽ khác đi...
Cảm ơn bà.
Lo giáo viên ép học sinh mua sách tham khảo, Sở GD&ĐT TPHCM ra thông báo khẩn 01/07/2022 Xử lý nghiêm hành vi ép buộc học sinh mua sách tham khảo 29/09/2020 Cấm mọi hình thức 'khuyến khích' đưa sách tham khảo vào trường học 24/09/2020Giáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
Đăng thảo luận