Yêu nước và đấu tranh bằng thơ ca linh hoạt và uyển chuyển, cốt sao cho các tác phẩm của mình đến được với dân nên còn nhiều tác phẩm dù ông không ghi tên nhưng vẫn được dân chúng nhớ và cho là của Học Lạc

Người Nam Kỳ trước đây thường truyền tai nhau, bài thơ chữ Nôm - 8 câu, mỗi câu 7 chữ - mở đầu bằng 4 câu như sau:

"Vành mâm xôi đề "Thằng Lạc"

Nghĩ mình ti tiểu không đài các.

Văn chương chẳng phải bọn mèo quào

Danh phận không ra cái cóc rác!".

Nhà nghèo nhưng học giỏi

Chữ "Lạc" ở câu đầu tiên, chính là tên của người có tính danh đầy đủ là Nguyễn Văn Lạc. Nhà nghèo nhưng học giỏi, nên được triều đình đặc ân xếp vào ngạch học sinh, được cấp lương ăn học, nên được gọi tên ghép với "ngạch" là "Học sinh Lạc", rồi "gọi tắt" thành "Học Lạc".

Học Lạc là người làng Mỹ Chánh, về sau, dời nhà về chợ Thuộc Nhiêu, đều trên đất Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay). Ngạch Học sinh dù thứ bậc rất thấp nhưng cũng vẫn khiến Học Lạc có chút phận chức sắc trong hương đảng.

 Những người làm hoa cho đất: Học Lạc và giọng cười trào phúng của Nam Kỳ 第1张

Tên của Nguyễn Văn Lạc được TP HCM sử dụng đặt tên cho một con đường (ảnh trên) ở quận Bình Thạnh và một con đường nữa mang tên Học Lạc tại quận 5(ảnh dưới). Ảnh: TẤN THẠNH

 Những người làm hoa cho đất: Học Lạc và giọng cười trào phúng của Nam Kỳ 第2张

Đướng Học Lạc ở quận 5 - TP HCM

Do đó, theo hương lệ, hằng năm, đến ngày lễ Kỳ Yên, phải mang ra đình, nộp một mâm xôi, tế thần. Năm ấy, chơi ngông, Học Lạc tự xưng mình là "Thằng", khi đề tên (đánh dấu) vào mâm xôi cúng, bị các chức sắc "vai trên" trách phạt tội bất kính.

Bài thơ giải trình lý do viết chữ "Thằng" vào mâm xôi của Học Lạc, có tên là "Tạ hương đảng" (Xin lỗi các chức sắc trong làng). Tiếng là tạ lỗi nhưng lại rất ngang tàng, coi thói quan liêu - hách dịnh của các chức sắc hương thôn lúc bấy giờ, chẳng ra gì. Do đó, rất được dân chúng ưa thích và truyền tụng.

Người Nam Kỳ xưa, mến mộ Học Lạc, còn truyền tai nhau một thi phẩm nữa, cũng đầy tính trào lộng:

"Năm Kỷ Sửu, tuổi vừa bốn tám

Lấy gương soi, ngẫm lại, luống cười thầm:

Tóc tơ đã nhuốm điểm hoa râm

Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già trối kệ!".

Vẫn là giọng thơ ngang tàng, pha chút triết lý khôi hài về cuộc đời (thế sự đương thời) nhưng nhờ đó, người ta biết được: Năm Kỷ Sửu, dương lịch là năm 1899, Học Lạc 48 tuổi (tuổi ta, tức 47 "tuổi Tây")! Suy ra: nhà thơ trào phúng của đất Nam Kỳ sinh năm 1842!