Phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ được nâng cao kiến thức, ngoại ngữ, phong cách làm việc chuyên nghiệp mà còn mang lại thu nhập cải thiện cuộc sống

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ giúp mở rộng cơ hội kinh doanh và việc làm cho người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhất là những người được đào tạo về robot và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Nguy cơ mất việc vì robot

Theo báo cáo Triển vọng việc làm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 14% việc làm ở 32 quốc gia sẽ bị thay thế 70% tự động hóa. Các công ty sản xuất đang thay thế công nhân (CN) thông qua việc sử dụng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong những thập kỷ tới, CN trong những ngành này có thể được thay thế hoàn toàn bằng tự động hóa, sẽ làm tăng nguy cơ mất việc đối với những người không theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Ảnh hưởng việc làm đầu tiên sẽ là những người ít tiếp xúc với công nghệ, nhất là lao động nữ (LĐN) phải đối mặt những thách thức lớn hơn nam giới về trình độ chuyên môn kỹ thuật như vận hành máy móc hoặc tham gia các dây chuyền sản xuất đòi hỏi kiến thức.

Các ngành sử dụng nhiều lao động đang bị thu hẹp, phụ nữ có nguy cơ mất việc làm. Trên thực tế, các ngành như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử ở nước ngoài chủ yếu tuyển dụng LĐN Việt Nam.

Áp lực cuộc sống và công việc ngày càng gia tăng, vì vậy vai trò của phụ nữ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn nhưng trong thời đại kỹ thuật số, những người lao động có trình độ chuyên môn hạn chế chỉ có thể tìm được những công việc không bền vững.

 NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho lao động nữ 第1张

Lao động nữ khi đi xuất khẩu lao động gặp nhiều áp lực hơn nam giới Ảnh: GIANG NAM

Khi nhu cầu nghề nghiệp ngày càng tăng cao, LĐN buộc phải không ngừng phát triển kỹ năng, trình độ chuyên môn. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, LĐN thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình khi không có đủ thời gian dành cho gia đình.

Cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra nhiều ngành nghề mới nhưng cũng yêu cầu trình độ kỹ thuật tiên tiến. Trước đây, nhiều nước thường sử dụng nhiều người lao động trong các ngành nghề như: chăm sóc sức khỏe, nội trợ, hành chính văn phòng và nhà máy. Nhưng khi máy móc, công nghệ xuất hiện, họ đã giảm bớt nhân công.

Chịu nhiều thiệt thòi

Theo một khảo sát mới đây, gần 80% LĐN lo lắng và không chắc chắn về việc ra nước ngoài làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao; 67% nhân viên nữ bi quan về việc liệu họ có thể có được công việc mong muốn trong thời đại công nghệ 4.0 hay không; 58% LĐN lo ngại sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn việc làm của các nước khác.

Theo tôi, thiếu kiến thức, chậm bắt kịp xu hướng số, nhiều LĐN ngại tiếp nhận cái mới hoặc buộc phải tự mình gánh vác để theo kịp xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Chậm thay đổi khiến LĐN Việt Nam đi XKLĐ làm những công việc giản đơn, lương thấp, điều kiện làm việc nguy hiểm.

Sự phát triển của công nghệ số đang làm gia tăng khoảng cách về kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật giữa lao động nam và nữ. Các nhà tuyển dụng nước ngoài hiện muốn thuê nhiều lao động nam hơn. LĐN đi làm việc ở nước ngoài thiếu trình độ kỹ thuật nên hiệu quả lao động thấp.

Thu nhập không cao, áp lực công việc trong thời đại chuyển đổi số khiến người lao động nhập cư quốc tế cảm thấy mệt mỏi, chán nản, phát triển tâm lý tiêu cực, buộc họ phải nghỉ việc trở về quê hương…

Để thích ứng với thời đại công nghệ 4.0, LĐN muốn di cư ra nước ngoài cần phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và hiểu biết về khoa học - công nghệ nước sở tại. Hơn nữa, việc giáo dục ngoại ngữ phải được duy trì liên tục.

Các khóa học trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp phải có chi phí thấp, tiết kiệm thời gian và cung cấp không gian học tập linh hoạt. Bởi LĐN hiện đối mặt với chi phí tăng, tiết kiệm giảm và cuộc sống khó khăn hơn.