Ngày 29/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng ký văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và các cơ quan, đơn vị liên quan yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Mỏ cát ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khi tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải chú trọng khâu lập hồ sơ mời tham gia đấu giá, xét chọn hồ sơ chặt chẽ để lựa chọn những doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu giá. Trước khi tiến hành phiên đấu giá cần phổ biến thông tin cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến phiên đấu giá.
Trong quá trình thực hiện đấu giá, trường hợp có yếu tố bất thường với giá trả cao hơn nhiều lần so với giá bán ra của cùng chủng loại khoáng sản đấu giá tại địa phương để nhằm mục đích “phá” cuộc đấu giá, gây nhiễu loạn thị trường; hoặc có biểu hiện lợi dụng tham gia đấu giá để các tổ chức, cá nhân khác phải thương lượng nhằm trục lợi thì thông báo ngay cho các cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng giao công an tỉnh chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ và công an các huyện phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tiến hành kiểm tra, xác minh các cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường; Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có các hành vi vi phạm.
Sở TN&MT phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản của các huyện. Trường hợp quy trình, thủ tục và việc tổ chức thực hiện còn bất cập, chưa đảm bảo quy định thì đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp để ngăn chặn các hành vi tiêu cực, ngăn chặn tình trạng cố tình trả giá cao rồi bỏ tiền đặt trước, gây nhiễu loạn các phiên đấu giá để trục lợi.
Sau khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản, Sở TN&MT và UBND các huyện, cơ quan thuế và các ngành chức năng liên quan phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sản lượng khoáng sản khai thác. Xử lý nghiêm các trường hợp không kê khai, nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí trong hoạt động khoáng sản và các trường hợp khai thác vượt trữ lượng cấp phép, đặc biệt là các mỏ cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.
Phiên đấu giá kỷ lục mỏ cát từ 1,2 tỷ chốt giá 370 tỷ đồng gây xôn xao dư luận.
Như Tiền Phong đã thông tin, ngày 18/10, tại hội trường UBND thị xã Điện Bàn, Công ty đấu giá Hợp danh Hòa Thuận tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại điểm mỏ ĐB2B nằm trên địa bàn xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn. Điểm mỏ này có diện tích 6,04ha với trữ lượng theo kế hoạch được phê duyệt là 159.000m3.
Phiên đấu giá kỷ lục suốt 20 tiếng với 200 vòng, tới hơn 4h sáng 19/10 mới kết thúc. Số tiền chốt từ 1,2 tỷ lên tới 370 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam sau đó yêu cầu tạm dừng công nhận kết quả trúng đấu giá, giao công an tỉnh vào cuộc điều tra làm rõ động cơ, mục đích của việc trả giá cao bất thường.
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu làm rõ động cơ trả giá cao bất thường tại phiên đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng 19/10/2024 Quanh chuyện đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng: Người trong nghề nói về mánh khóe 26/10/2024 Nhiều dấu hỏi sau phiên đấu giá kỷ lục 24/10/2024Kinh tế
Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm
Kinh tế
Chủ đầu tư dự án tai tiếng ‘xin’ Trung ương 220 tỷ đồng
Kinh tế
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới
Kinh tế
Sẽ mời tư vấn quốc tế lập phương án khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Kinh tế
Đăng thảo luận