Khu CNC Hòa Lạc là khu vực nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trọng điểm của đất nước và Thủ đô; là điểm thử nghiệm, thí điểm về cơ chế, chính sách cho việc phát triển công nghệ cao và các khu công nghệ cao trong cả nước.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Song cho đến nay, Khu CNC này chưa thực sự trở thành một “Silicon Valley” của Việt Nam như kỳ vọng.

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ là “quận công xanh” của Hà Nội  第1张 Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Chiến Công

TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) nêu quan điểm, Hà Nội cần quy hoạch tổng thể Khu CNC Hòa Lạc như một quận lõi của TP, với định hướng phát triển Thành phố thông minh theo hướng xanh, bền vững, có đầy đủ tiện ích hiện đại. Có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư lớn từ các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.

Để làm được việc này, sắp tới Hà Nội phải nỗ lực có quy định để quản lý cho tốt, hoàn thiện hạ tầng hoàn chỉnh trong nội Khu CNC, không đơn thuần là giao thông, điện, nước, viễn thông, mà phải là nơi đáng sống, có đầy đủ dịch vụ tiện ích như: nhà ở, trường học, ngân hàng, cửa hàng, khu thể thao vui chơi…

Bố trí nguồn lực để đầu tư hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu, chỉnh trang hạ tầng, cảnh quan, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các nhà đầu tư. Cùng với đó, có chính sách thu hút FDI theo hướng chọn lọc về CNC trong các lĩnh vực bán dẫn, thiết kế chế tạo chip điện tử và vi mạch, AI, công nghệ sinh học, các lĩnh vực dịch vụ CNC.

Việc chuyển giao từ Bộ KH&CN về UBND TP Hà Nội là dấu mốc mới sau quá trình 27 năm xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc.

Tại buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh với các DN tại Khu CNC Hòa Lạc hồi tháng 5/2024, người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh, cần nhìn nhận, tiếp cận Khu CNC Hòa Lạc như “một quận công nghệ xanh” của TP, chứ không phải là một khu đất để xây nhà xưởng, nhà máy. Đây là một quận được coi như đơn vị hành chính thứ 31.

Vì thế, bộ máy quản lý phải xứng tầm, trọn vẹn, có đầy đủ chức năng quản lý chứ không phải là một đơn vị sự nghiệp. Chỉ khi tiếp cận ở góc độ như vậy, những vấn đề về giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất… mới được xử lý.

Tất cả phải đặt trong định hướng quy hoạch Khu CNC Hòa Lạc như là trung tâm TP phía Tây của Hà Nội, với dân số hàng triệu người. Với tầm nhìn như trên, người đứng đầu chính quyền Hà Nội cho biết sẽ có cơ chế đầu tư nhà ở, hạ tầng giáo dục, y tế tương xứng để phát triển khu vực này.

 

UBND TP Hà Nội đã có những chỉ đạo rất sát sao, giải quyết được những vướng mắc lâu nay mà DN đang gặp phải như: mặt bằng, viễn thông, hạ tầng... Đây sẽ là điều kiện đủ để DN hoạt động phát triển và là lực hút các DN khác ở trong và ngoài nước.
Tổng Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc Nguyễn Văn Lộc

#box1728459410846{background-color:#bfe8c3}