Người đàn ông 65 tuổi được gia đình đưa vào bệnh viện khám với triệu chứng mất ngủ, hoang tưởng, luôn nghĩ rằng vợ ngoại tình.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cho biết gần đây bệnh viện tiếp nhận một nam bệnh nhân vào viện vì chứng rối loạn tâm thần dạng ghen tuông hoang tưởng.

Người đàn ông tên N.M.H. (65 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) vào viện với cơ thể mệt mỏi, gầy sạm do mất ngủ lâu ngày. Theo bà K. (vợ ông H.), từ ngày về hưu, ông nảy sinh nhiều vấn đề. Đặc biệt, ông luôn ghen tuông. 

“Mỗi lần tôi đi chợ, ông ấy lại chì chiết, cho rằng tôi đi nhà nghỉ, ngoại tình với người đàn ông khác. Tôi trò chuyện với hàng xóm cũng bị nghi ngờ. Thậm chí, ông ấy thường xuyên kiểm tra điện thoại của tôi xem có cuộc gọi, tin nhắn lạ nào không”, người vợ kể.

Thời gian đầu, vợ ông H. nghĩ rằng do chồng quá yêu mình. Thậm chí, bà còn cảm thấy hạnh phúc vì được yêu.

Khoảng 2 năm gần đây, người đàn ông này ghen tuông ngày càng nhiều hơn kèm theo hoang tưởng khi nghĩ vợ ngoại tình với đồng nghiệp cũ. Ông tra khảo, bạo hành về tâm lý và tình dục. Ban đêm, ông không ngủ, ngồi canh vợ, đòi hỏi quan hệ vợ chồng. Trong bữa ăn, ông liên tục đay nghiến "vì vợ mà đồng nghiệp của ông phải ly hôn". 

“Ở tuổi U70, chúng tôi đã có 4 đứa cháu nội - ngoại, còn ai nghĩ tới ngoại tình nhưng ông ấy không tin tôi. Đêm đến, chồng tôi cứ ngồi cửa canh chừng. Nhiều lần trong cơn mơ, ông ấy dọa cả hai cùng nhau chết”, bà nói.

Người đàn ông nhập viện vì luôn nghĩ vợ ngoại tình  第1张 Lớp tập phục hồi chức năng tâm lý cho người bệnh rối loạn tâm thần. Ảnh: BVCC.

Khi tới viện, ông H. khí sắc kém, mệt mỏi. Bác sĩ khai thác, trò chuyện rất lâu, người đàn ông này vẫn quả quyết vợ ngoại tình và đang tìm bằng chứng. Sau 2 tuần dùng thuốc và tâm lý trị liệu, các biểu hiện hoang tưởng ghen tuông của bệnh nhân giảm. Người bệnh ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn. Hằng ngày, ông H. vẫn tập phục hồi chức năng về giao tiếp xã hội.

Bác sĩ Thu giải thích hoang tưởng ghen tuông là bệnh lý tâm thần, rối loạn nhân cách. Biểu hiện của bệnh bao gồm các hành vi thường xuyên kiểm tra điện thoại, máy tính, tra hỏi, kiểm soát các mối quan hệ của bạn đời. Người bệnh luôn nghi ngờ về sự chung thủy của vợ, chồng và cảm thấy u uất vì nghĩ mình bị phản bội. Thậm chí, bệnh nhân còn đưa ra các bằng chứng, bạo lực với vợ, chồng.

Trường hợp trên, bệnh nhân không chỉ nghi ngờ vợ ngoại tình mà còn thường xuyên đòi hỏi quan hệ tình dục. Nếu không được đáp ứng, ông sẽ nghi ngờ vợ ngủ với người khác, chê chồng.

Người vợ ban đầu cho rằng được yêu nên hạnh phúc. Tần suất quan hệ "chăn gối" quá cao, họ xấu hổ không dám kể với người thân, dẫn tới tâm lý của 2 người đều bất thường. 

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do di truyền, sang chấn tâm lý. Bệnh âm ỉ trong nhiều năm, bản thân người mắc và gia đình cũng không coi đó là bệnh nên khó chẩn đoán, thậm chí có trường hợp dẫn tới bạo lực gia đình, những người liên quan mới đi khám chuyên khoa tâm thần.  

Theo bác sĩ Thu, hiện nay, cách điều trị vẫn ưu tiên sử dụng liệu pháp tâm lý để bệnh nhân thay đổi nhận thức hành vi. Với trường hợp nặng kèm theo rối loạn nhân cách, quan hệ tình dục vô độ, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc điều trị kết hợp.

Rối loạn hoang tưởng nếu không được điều trị có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, gây ra bạo lực hoặc các vấn đề liên quan pháp lý. Khi có các triệu chứng ghen tuông lệch lạc, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm làm giảm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, gia đình.

Người đàn ông nhập viện vì luôn nghĩ vợ ngoại tình  第2张 4 người đàn ông cấp cứu do loại vi khuẩn trong bùn đất sau mưa lũCác bệnh nhân đều cấp cứu trong tình trạng sốt cao, kém ăn, sụt cân, sưng và áp-xe một số vị trí trên cơ thể. Người đàn ông nhập viện vì luôn nghĩ vợ ngoại tình  第3张 Sau tiếng kêu xẹt, người đàn ông đi cấp cứu trong đau đớnHai người đàn ông trẻ ở Phú Thọ được đưa vào cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng do điện giật khi đang làm việc, câu cá.