Một số bạn học chung lớp với tôi, dù nhà dưới quê rất nghèo, nhưng hầu như chỉ biết học, khoán trắng chi phí đại học cho bố mẹ lo.
Đọc bài viết "Con nhà nghèo cố bằng mọi cách vào đại học", tôi có quan điểm riêng của mình. Con nhà nghèo mà có chí lớn, muốn học cao thì cũng phải tự chuẩn bị tài chính, kỹ năng để sẵn sàng cho việc vừa học vừa làm thêm kiếm tiền.
Như tôi dù nhà ở ngay Sài Gòn, nhưng ba mẹ ngay từ khi tôi học cấp hai đã nói thẳng rằng: "Nếu không lo được cho các em và không tự trả được học phí thì phải nghỉ học". Hồi đó, tôi gần như là trụ cột trong gia đình, một tay nuôi các em thay bố mẹ, nhưng vẫn rất muốn học hành đàng hoàng. Do đó, tôi ráng đứng top đầu của lớp, chịu khó tự học, tìm kiếm học bổng và dành dụm một khoản riêng kha khá để theo đuổi việc học đại học sau này.
Ngoài giờ đến trường, tôi nhận làm thêm đủ thứ để dành dụm tiền, mua đồ chợ chiều để nuôi em cho đỡ tốn, quần áo cứ lục mấy chỗ bỏ đồ cũ xem cái nào còn mặc được thì lấy về, tối về lại tranh thủ thức khuya học bài... Cứ vậy, đến năm lớp 12, tôi có thể tập trung thi đại học, khi đậu rồi cũng yên tâm có đủ tài chính để học luôn.
Ngày biết tin mình đậu đại học, mẹ tôi dằn mặt một câu: "Mày học sao mà bỏ bê nhà cửa là tao đuổi ra đường luôn". Cũng may, nhờ đã chuẩn bị mọi thứ từ trước nên tôi vẫn cân luôn được cả việc nhà lẫn việc học.
Hoàn cảnh gia đình càng khó khăn thì càng phải lên kế hoạch cho rõ ràng: không chỉ là thi đậu đầu vào, mà còn phải tính trước cả đầu ra, làm thêm để dành dụm tiền, chứ không để bố mẹ cáng đáng hết. Lớn rồi nên làm gì cũng phải có chuẩn bị, thà đi chậm mà chắc còn hơn đi nhanh mà rủi ro, "bỏ ngang" việc học lại càng tệ.
>> 'Đại học không còn là một khoản đầu tư an toàn'
Tôi ráng học được điểm cao, xin được học bổng để đỡ được phần nào chi phí. Tôi cũng bỏ công sức đi theo mấy tiền bối, học "thực chiến" để tích lũy dần kinh nghiệm, sẵn sàng lập nghiệp ngay khi ra trường.
Trong khi đó, tôi thấy một số bạn học chung lớp, dù nhà dưới quê rất nghèo, ba mẹ vất vả kiếm từng đồng, nhưng hầu như tuổi thơ của các bạn chỉ biết học, khi đậu đại học cũng khoán trắng chi phí cho bố mẹ lo. Tôi rủ các bạn đi làm việc tay chân kiếm thêm thì họ lại sợ "quê", kén chọn công việc. Nhiều bạn thà nhịn đói rồi cuối tuần về nhà với ba mẹ ăn bù chứ cũng không tự nấu ăn đầy đủ.
Tôi có gia nhập nhóm hỗ trợ sinh viên năm nhất của trường đại học, thấy năm nào các bạn cũng kêu khó khăn. Topic "làm sao sống sót ở Sài Gòn với một triệu đồng mỗi tháng?" đã được rất nhiều sinh viên quan tâm, chia sẻ cách quản lý, chi tiêu phù hợp.
Đọc những bình luận của các bạn, tôi mới thấy xót xa trước nhiều hoàn cảnh, dù đã gói ghém lắm rồi mà cũng chỉ còn 500.000 đồng một tháng cho các chi phí ăn uống, đi lại, phát sinh học tập. Vậy mà có trường hợp còn hướng dẫn chi tiêu chỉ với 200.000 đồng bằng cách ăn mì tôm toàn phần, một bó rau mỗi tuần, một vỉ thịt, cá mỗi tháng... Tôi chẳng biết các bạn đó khi ra trường có còn đủ sức khỏe để làm việc không? Sinh viên phải cân nhắc làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống, đừng chỉ dựa dẫm vào gia đình.
- Tôi không có tiền vẫn quyết vào đại học
- Tôi không để con chọn đại học theo ý thích rồi về báo nợ tiền tỷ
- Học đại học trái ngành vẫn 'đè bẹp' người không bằng cấp
- 'Kỹ sư sáu năm ra trường nhưng lương bằng người bỏ học'
- 'Bằng giỏi đại học vứt xó để đi chạy xe ôm'
- 'Bạn bỏ đại học cuộc sống như mơ, tôi cử nhân vẫn đi ở trọ'
Đăng thảo luận
2024-11-03 12:25:11 · 来自36.56.227.33回复
2024-11-03 12:34:56 · 来自139.215.242.159回复
2024-11-03 12:45:05 · 来自121.76.213.228回复
2024-11-03 12:54:59 · 来自121.76.168.241回复
2024-11-03 13:05:03 · 来自210.29.55.199回复
2024-11-03 13:15:02 · 来自222.72.208.1回复
2024-11-03 13:25:05 · 来自121.77.140.48回复
2024-11-03 13:34:51 · 来自123.235.91.56回复